Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

60.164 doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động 10 tháng đầu năm

Theo báo cáo tháng 10 và 10 tháng đầu năm (Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư) từ đầu năm, cả nước có 77.542 doanh nghiệp (DN) thành lập mới nhưng 60.164 DN buộc phải tạm ngừng hoạt động.

Bộ Kế hoạch và Đầu t­ư đã có báo cáo về tình hình kinh tế - xã hội tháng 10 và 10 tháng 2015. Bên cạnh những kết quả đạt được, theo đánh giá của Bộ, nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. 

Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, trong 10 tháng đầu năm, cả nước có 77.542 DN thành lập mới, tăng 29,2% so với 2014.  Tổng số vốn đăng ký 486.088 tỷ đồng, tăng 37,9%. 16.198 doanh nghiệp trước đây gặp khó khăn ngừng hoạt động nay quay lại hoạt động.

Tuy nhiên, bên cạnh các DN mới, 7.641 DN hoàn tất thủ tục giải thể, chấm dứt hoạt động kinh doanh kể từ đầu năm. 60.164 DN gặp khó khăn buộc phải tạm ngừng hoạt động, tăng 29,1% so với cùng kỳ năm trước. Việc làm ước tạo được khoảng cho 1, 362 triệu người.  

Ảnh minh họa.

Bên cạnh vấn đề phát triển doanh nghiệp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 10 tăng 0,11% so với tháng trước (tháng 8 giảm 0,07%, tháng 9 giảm 0,21%). Trong khi đó, lạm phát tăng 0,06% so với tháng trước và tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước.

Tốc độ tăng tổng dư nợ tín dụng tăng cao hơn tổng số dư tiền gửi. Tính đến ngày 20/10, tổng số dư tiền gửi của khách hàng tại các tổ chức tín dụng ước tăng 10,47% so với cuối năm 2014.

Kế từ đầu năm đến ngày 15/10, tổng thu ngân sách Nhà nước lũy ước đạt 709,82 nghìn tỷ đồng. Trong khi tổng chi ước đạt 867,67 nghìn tỷ đồng, bằng 75,6% dự toán.

Vốn đầu t­­ư trực tiếp nư­­ớc ngoài thực hiện 10 tháng đầu năm ước đạt 11,8 tỷ USD, tăng 16,3% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ tăng 5,9%). Vốn FDI thực hiện và đăng ký đều tăng cao so với cùng kỳ. Vốn ODA và vay ưu đãi giải ngân 10 tháng đầu năm ước đạt 3.800 triệu USD, tương đương 85% so với mức giải ngân của cùng kỳ năm 2014.   

Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo phục hồi mạnh mẽ. IIP tăng 10%, cao hơn mức tăng cùng kỳ các năm trước (năm 2013 tăng 7%; năm 2014 tăng 8,4%). Riêng về sản lượng khai thác dầu thô, 10 tháng ước đạt 14 triệu tấn, tăng 10,4% so với cùng kỳ năm trước. Chỉ số tồn kho thời điểm 10/2015 tăng 9,8% so với cùng thời điểm năm 2014.

Tổng sản lượng thủy sản cũng tăng 3,1% so với cùng kỳ năm trước, ước đạt 5,4 triệu tấn.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trong 10 tháng đầu năm ước tăng khoảng 9,6% so với cùng kỳ năm 2014. Nếu loại trừ yếu tố giá, tăng 8,4%, cao hơn mức tăng 6,4% của cùng kỳ năm trước, cho thấy sức mua và tổng cầu tiếp tục được cải thiện mạnh mẽ.

Kể từ tháng 7/2015, khi thực hiện quy chế miễn thị thực nhập cảnh cho một số nước châu Âu, khách quốc tế đến nước ta đã tăng so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, do 6 tháng đầu năm khách quốc tế giảm khá mạnh, nên tính chung 10 tháng đầu năm chỉ đạt khoảng 6,34 triệu lượt khách, giảm 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu 10 tháng đầu năm đều tăng, lần lượt là 8,5%  và 3,3% so với cùng kỳ năm 2014. Song, kim ngạch xuất khẩu khu vực doanh nghiệp trong nước giảm 3,3%. Như vậy, trong thời gian qua, nước ta nhập siêu khoảng 4,13 tỷ USD, gần bằng 3,1% tổng kim ngạch xuất khẩu.

Bầu Đức: 'Với tôi đích đến không phải là tiền'

Ở Việt Nam, giới doanh nhân không lạ gì “Bầu Đức” - ông chủ của tập Đoàn Hoàng Anh Gia Lai, nhưng để vẽ lên một chân dung của ông thì không dễ.

Ngọc Lan

Bạn có thể quan tâm