Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

60% tài sản của các tập đoàn là đi vay

Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, tổng tài sản đến cuối năm 2010 của các tập đoàn, tổng công ty là 1.799 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm quá nửa.

60% tài sản của các tập đoàn là đi vay

Theo Bộ trưởng Vương Đình Huệ, tổng tài sản đến cuối năm 2010 của các tập đoàn, tổng công ty là 1.799 nghìn tỷ đồng, trong đó nợ phải trả chiếm quá nửa.

>> Không để doanh nghiệp nhà nước tranh giành cơ hội với tư nhân

Phát biểu trước Quốc hội chiều 7/6, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết, đến cuối 2010, các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có tổng tài sản 1.799 nghìn tỷ đồng, nợ phải trả 1.088 nghìn tỷ đồng. Như vậy, nợ phải trả bằng 60% tổng tài sản.

"Tỷ lệ này chưa phải là cao, nhưng cũng chưa như mong muốn. Song nếu xét chung trong nhóm các nước đang phát triển thì đây cũng không phải là tỷ lệ cao", Bộ trưởng nói.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Huệ cũng thông tin, lợi nhuận của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước năm 2010 đạt 162.910 tỷ đồng, tăng 66% so với thực hiện 2009. Tuy nhiên, cũng có một số tập đoàn, tổng công ty lỗ trong năm 2010, lỗ lũy kế đến 31/12/2010 là 26.153 tỷ đồng.

Nguyên nhân khiến các đơn vị này lỗ, theo Bộ trường là do làm ăn yếu kém hoặc do chính sách giá (như trường hợp EVN năm 2010 lỗ 10.162 tỷ đồng do chênh lệch tỷ giá và chưa điều chỉnh giá điện).

Ngoài vấn đề Bộ trưởng Huệ nêu, Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết, vừa qua cơ quan này đã thực hiện thanh tra 5 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước gồm Tập đoàn sông Đà, Tập đoàn Hóa Chất, Tập đoàn dầu khí, Tập đoàn Bưu chính viễn thông Quân Đội (Viettel) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines).

Trình độ quản lý còn yếu kém, gây ra những vi phạm về pháp luật.

"Sau thanh tra, đã phát hiện các vi phạm tại tập đoàn, tổng công ty lên tới 30.000 tỷ đồng", Tổng thanh tra Chính phủ phát biểu.

Ông Tranh cho biết, sai phạm của các đơn vị này tồn tại ở 5 dạng: sai phạm về quy định, thủ tục nhà nước; thẩm quyền; đối tượng được phép thực hiện; hạch toán không đúng dẫn tới kết quả kinh doanh không phải ánh thực tế và trình độ quản lý còn yếu kém, gây ra những vi phạm về pháp luật.

Đặc biệt, cơ quan thanh tra đã chuyển dự án nhà máy xi măng Đồng Bành của Tập đoàn Sông Đà sang cơ quan công an, bởi phát hiện trong quá trình xây dựng, dự án vi phạm thủ tục đầu tư và quá trình hạch toán phát hiện những dấu hiệu tiêu cực.

Với Vinalines (thanh tra giai đoạn 2007-2010), cơ quan này đã tiến hành thanh tra 3 nội dụng gồm mua tàu, xây cảng biển, các cơ sở hạ tầng khác và đầu tư tài chính dài hạn.

Về đầu tư tài chính, thanh tra kết luận số vốn đầu tư lớn, quá trình đầu tư nóng vội, chủ yếu bằng vốn đi vay (chiếm 82% trong tổng số tài sản 48.000 tỷ đồng).

Về việc mua tàu, do tình hình khó khăn chung của thị trường vận tải biển, hiệu quả khai thác tàu của Vinalines thấp, quá trình quản lý và vận hành tàu manh mún. Việc đầu tư xây dựng hạ tầng cũng không đạt tiến độ đề ra, phát huy hiệu quả kém.

Thanh tra Chính phủ đánh giá, hiệu quả kinh doanh của Vinalines đang ngày càng kém đi (giảm dần tư năm 2009 và sang năm 2011 bắt đầu lỗ). Điều này đòi hỏi tổng công ty này phải đẩy mạnh tái cơ cấu, ông Tranh cho hay.

Ngoài ra, cơ quan thanh tra phát hiện vi phạm pháp luật tại việc mua ụ nổi No83M,. Vinalines đã mua ụ nổi khi chưa có quy hoạch, thời gian kéo dài mà vẫn chưa đi vào khai thác khiến hàng tháng phát sinh 1,6 tỷ chi phí...

Trước tình hình trên, Bộ trưởng Vương Đình Huệ cho biết sẽ có báo cáo bổ sung về tập đoàn, Tổng công ty nhà nước lên Chính phủ để trình Quốc hội.

Hôm nay (8/6), Quốc hội sẽ dành trọn 1 ngày để thảo luận về đề án tái cơ cấu kinh tế, trong đó có tái cơ cấu tập đoàn, tổng công ty Nhà nước và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Theo |DVT

Theo |DVT

Bạn có thể quan tâm