Một phần trong kế hoạch rút lui của Hoàng tử Harry và Công nương Meghan xuất phát từ mong muốn "độc lập về tài chính". Theo đó, cả hai "coi trọng năng lực kiếm tiền chuyên nghiệp". Các thành viên cấp cao của hoàng gia không được cho phép tự kiếm tiền nên công tước và công nương xứ Sussex giờ sẽ trở thành "thành viên hoàng gia độc lập về tài chính". Họ cũng không phải thành viên đầu tiên của hoàng gia có khả năng xây dựng sự nghiệp riêng. Ảnh: Getty Images. |
Peter Phillips, cháu trai cả của Nữ hoàng, sở hữu một công ty quản lý thể thao. Phillips sinh ra mà không có danh hiệu vì mẹ của anh, Công chúa Anne, "từ chối lời đề nghị danh hiệu từ Nữ hoàng, cho phép con cái của họ vào hàng quý tộc", theo BBC. Anh hiện là giám đốc điều hành Sports & Entertainment Limited, công ty chuyên tổ chức sự kiện và tài trợ thể thao. Ảnh: Getty Images. |
Công chúa Beatrice, người đứng thứ 9 trong danh sách kế vị, cũng làm việc trong lĩnh vực kinh doanh. Ảnh: Getty Images. |
Em gái của Beatrice, Công chúa Eugenie, có niềm đam mê nghệ thuật. Ảnh: Getty Images. |
Bá tước David Armstrong-Jones thành lập một doanh nghiệp sản xuất đồ nội thất vào năm 1982, theo Vanity Fair. David Armstrong-Jones là con trai của Công chúa Margaret, cháu trai Nữ hoàng. Ảnh: Getty Images. |
Cháu gái của Nữ hoàng, Zara Tindall, đảm nhận nhiều công việc. Cô từng giành huy chương bạc trong bộ môn cưỡi ngựa tại Thế vận hội Olympic. Năm 2019, Tindall được bổ nhiệm làm giám đốc tại trường đua ngựa Cheltenham, theo The Telegraph. Giống anh trai Peter Phillips, Zara Tindall không có tước hiệu hoàng gia. Ảnh: Getty Images. |
Lady Amelia Windsor, người đứng thứ 39 trong danh sách kế vị, là một người mẫu toàn thời gian. Cha của Lady Amelia Windsor là công tước xứ Kent, em họ của Nữ hoàng Elizabeth. Ảnh: Getty Images. |