Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

6 điều cần biết về tiếng 'ping' giúp tìm ra hộp đen

Con người không thế nghe thấy tiếng "ping", song những thiết bị chuyên dụng có thể phát hiện ra nó, giúp việc xác định vị trí chính xác của hộp đen trở nên dễ dàng.

Đội thợ lặn trên tàu KN Purworejo của Hải quân Indonesia tham gia chiến dịch tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích. Ảnh: AFP
Đội thợ lặn trên tàu KN Purworejo của Hải quân Indonesia tham gia chiến dịch tìm kiếm máy bay AirAsia mất tích. Ảnh: Reuters

1. Tiếng "ping" là gì?

Nó là một âm thanh phát ra từ hộp đen máy bay và do thiết bị định vị âm thanh dưới nước phát hiện khi máy bay gặp tai nạn. Con người không thể nghe thấy những tiếng "ping" này. Vị trí phát ra những tiếng "ping" sẽ là cơ sở giúp nhà điều tra truy dấu hộp đen của máy bay.

2. Làm sao để nghe thấy âm thanh này?

Dù con người không thể nghe thấy tiếng "ping", những thiết bị chuyên dụng có thể phát hiện ra nó. Tần số của tiếng "ping" là 37,5 kHz trong mỗi giây. Trong khi đó, hộp đen máy bay chỉ duy trì hoạt động trong vòng 30 ngày trước khi hết pin. Những tiếng "ping" cũng chỉ xuất hiện trong khoảng thời gian đó. Chúng thường được phát hiện dưới độ sâu từ 3.000 tới 6.000 m.

3. Thiết bị định vị tiếng "ping" là gì?

Nhiều loại thiết bị có khả năng định vị âm thanh từ hộp đen, gồm máy định vị thủy âm tối tân mang tên Towed Pinger Locator. Nó thường được gắn ở phía sau tàu cứu hộ và được lập trình sẵn.

Hộp đen máy bay và bộ phận phát ra tiếng ping. Ảnh: Getty

4. Điều gì cản trở việc phát hiện ra âm thanh này?

Nhiều yếu tố có thể tác động tới việc định vị tiếng "ping" như thời tiết, tiếng ồn hoặc bùn, theo CNN. Trong trường hợp của máy bay AirAsia, các chuyên gia cho rằng, quá trình tìm kiếm hộp đen sẽ không gặp khó khăn nếu thiết bị định vị âm thanh hoạt động tốt ở độ sâu từ 2.000 tới 3.000 m. Ông Bambang Soelistyo, người đứng đầu Cơ quan tìm kiếm cứu nạn Indonesia cho biết: "Lớp bùn dày đặc dưới đáy biển là trở ngại lớn cho quá trình tìm kiếm hộp đen".

5. Chỉ cần một tiếng "ping" có thể định vị hộp đen?

Câu trả lời là không. Trong trường hợp của chuyến bay MH370 của hãng Malaysia Airlines mất tích hồi tháng 3 là ví dụ điển hình. Thiết bị đã phát hiện 4 tiếng "ping" nghi của máy bay mất tích. Một khu vực tìm kiếm đã được thiết lập tại nơi xuất hiện những âm thanh này, song người ta vẫn không thể tìm thấy hộp đen máy bay cũng như mọi dấu vết về chuyến bay đó.

6. Có thể tìm thấy hộp đen sau khi tiếng "ping" không còn xuất hiện?

Có. Đội cứu hộ vẫn tìm thấy hộp đen của máy bay mã hiệu 447 của hãng Air France gặp nạn năm 2009 khi những tiếng "ping" không còn xuất hiện. Hai năm sau khi máy bay gặp nạn, hộp đen được trục vớt tại vùng biển giữa Đại Tây Dương.

7 điều cần biết về hộp đen máy bay

Sau mỗi tai nạn máy bay, hộp đen là một trong số những vật quan trọng mà đội cứu hộ cần tìm thấy bởi nó nắm giữ đầu mối về nguyên nhân gây ra thảm kịch hàng không.

Hải Anh

Bạn có thể quan tâm