Elon Musk, người sáng lập ra Space X, Tesla là người có lối suy nghĩ vô cùng độc đáo và hiệu quả. Chính điều đó đã giúp ông tạo ra những sản phẩm, ý tưởng mà nhân loại phải trầm trồ.
1. Đặt câu hỏi
Khi gặp vấn đề nào đó đừng vội tìm câu trả lời. Thay vào đó hãy bắt đầu bằng cách đặt một câu hỏi thú vị, tốt nhất là không liên quan đến những thứ từng tồn tại trước đó.
Ví dụ, khi thực hiện Tesla Truck, Musk đã sử dụng nguyên tắc đặt câu hỏi, kiểm tra cơ sở của một thứ mà không đưa ra các giả định. Điều này giúp ông tập trung vào những khía cạnh quan trọng nhất của một chiếc xe tải tốt. Nó không chỉ giúp ông làm ra sản phẩm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh, mà còn là sản phẩm tốt nhất có thể.
"Các thành phần cần thiết của một xe tải tốt là gì", Elon Musk đã bắt đầu tạo ra Tesla Truck bằng câu hỏi gợi mở như vậy. Ảnh: Trucks.com. |
Hãy nhìn vào sự khác biệt giữa hai câu hỏi sau:
- Làm thế nào tôi có thể cải thiện những chiếc xe tải?
- Các thành phần cần thiết của một xe tải tốt là gì?
Musk đặt câu hỏi theo hướng thứ hai. Nó giúp ông bắt đầu từ điểm xuất phát và tạo ra một cái gì đó mới mẻ.
2. Thu thập càng nhiều dữ kiện càng tốt
Bước thứ hai không phát triển một giả thuyết. Thay vào đó là giai đoạn nghiên cứu.
Đối với các nhà khoa học, điều này có nghĩa là tiến hành một thí nghiệm. Nhưng đối với các doanh nhân, nó có nghĩa là phỏng vấn các chuyên gia, đào sâu vào chủ đề hoặc thậm chí làm việc trong một ngành công nghiệp nhất định.
Thông thường, nó có nghĩa là làm bằng chính đôi tay của bạn. Trong dự án Rolling Stone, Musk đã cho nhân viên của mình đào những lỗ đầu tiên trên mặt đất cho đường hầm Boring Company trong bãi đỗ xe của công ty. Bằng cách đó, ông có thể hiểu chính xác mình có thể đào được đường hầm trong một khoảng thời gian bao lâu và một dự án lớn hơn sẽ diễn ra như thế nào.
Elon Musk, tỷ phú tài năng với các ý tưởng đến từ tương lai. |
3. Xây dựng các giả thuyết dựa trên bằng chứng
Sau khi đã có dữ kiện thực tế, hãy cố gắng gán một xác suất của sự thật với mỗi giả thuyết. Nhiều người xem xét mọi xác suất là 50/50 hoặc 1/1.000.000. Bạn tiên liệu trước khả năng xảy ra mỗi tiên đề (một tuyên bố có thể đúng, nhưng chưa có bằng chứng), nếu không bạn sẽ rơi vào những thói quen cũ như trước.
4. Vẽ ra các hướng kết luận
Theo Musk, kết luận nên dựa trên tính xác thực để xác định các tiên đề đúng có liên quan tới thứ bạn nghiên cứu hay không. Liệu chúng có nhất thiết dẫn đến kết luận này hay không và với xác suất nào. Nói ngắn gọn là bạn có thể tự tin nó thành công ở mức nào.
"Những điều này gọi là vật lý, phương pháp này rất hiệu quả để tìm ra sự thật", Elon Musk cho biết. Ảnh: TED. |
5.Tự bác bỏ kết luận
Có quá nhiều người khác cố gắng phản bác kết luận của bạn. Ngay cả khi bạn có đủ bằng chứng để cảm thấy thoải mái trong kết luận của mình, bạn vẫn nên tìm kiếm lời khuyên của người khác. Nếu không, bạn có thể rơi vào cái bẫy xác nhận chủ quan.
Khi rơi vào bẫy, bạn chỉ cố gắng tìm ra bằng chứng chứng minh bạn nói đúng, chứ không phải bằng chứng chứng tỏ bạn sai hoặc các vấn đề bất cập liên quan. Bạn sẽ luôn luôn nhìn vào một cái gì đó từ góc nhìn nhất định và sẽ không tìm ra bất kỳ lỗ hổng nào từ kết luận của mình.
6. Nếu không ai chứng minh bạn sai, có lẽ bạn đã đúng
Nhưng chưa hẳn là như vậy. Thông tin mới luôn luôn được sinh ra và chúng có thể bác bỏ những lý thuyết đã tồn tại từ lâu về thế giới này. Vì vậy, bạn phải luôn suy nghĩ, không trói buộc mình vào một tư duy nhất định, bởi vì tất cả đều có thể thay đổi theo thời gian.
Musk kết luận: "Những điều này gọi là vật lý. Phương pháp này rất hiệu quả để tìm ra sự thật".