Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

52 người thiệt mạng tại biểu tình sau khi ca sĩ Ethiopia bị bắn chết

Ít nhất 52 người đã thiệt mạng ở bang Oromiya của Ethiopia trong các cuộc biểu tình sau vụ ca sĩ nổi tiếng bị bắn chết.

Người phát ngôn bang Oromiya, Getachew Balcha, hôm 1/7 nhận định các cuộc biểu tình đang khoét sâu sự chia rẽ trong chính quyền Ethiopia trước cuộc bầu cử vào năm tới.

Nhạc sĩ, ca sĩ Haacaaluu Hundeessaa, người nổi tiếng với thế hệ trẻ Ethiopia, bị bắn chết vào tối 29/6 trong vụ việc mà cảnh sát cho là giết người có chủ đích, theo Reuters.

52 nguoi chet trong cuoc bieu tinh o Ethiopia anh 1

Ca sĩ Ethiopia Haacaaluu Hundeessaa. Ảnh: Reuters.

Làn sóng biểu tình trong giận dữ nhanh chóng nổ ra vào sáng hôm sau ở thủ phủ và các thành phố thuộc bang Oromiya.

Hàng chục người thiệt mạng bao gồm người biểu tình và nhân viên an ninh, theo phát ngôn viên Balcha. Một số cơ sở kinh doanh bị đốt cháy.

“Chúng tôi chưa chuẩn bị cho điều này”, ông Balcha nói.

Tối 30/6, cảnh sát cho biết thêm một cảnh sát đã bị giết chết ở Addis Ababa và 2 vụ nổ đã giết hại và làm bị thương một số người chưa xác định.

Lãnh đạo phe đối lập Oromo nổi tiếng, Bekele Gerba, và ông trùm truyền thông kiêm nhà hoạt động Jawar Mohammed cũng bị bắt sau khi đối đầu với cảnh sát.

Cuộc biểu tình đẫm máu chống chính phủ kéo dài 3 năm ở Ethiopia từng buộc Thủ tướng Hailemariam Desalegn phải từ chức năm 2018 và Thủ tướng đương nhiệm Abiy Ahmed được chỉ định lên thay.

Thủ tướng Abiy, ca sĩ Haacaaluu và nhà hoạt động Jawar đều thuộc Oromo, nhóm sắc tộc lớn nhất Ethiopia. Ông Jawar chính là người đã ủng hộ ông Abiy lên nắm quyền nhưng đã quay lưng với một số chính sách quan trọng của thủ tướng.

Quân đội Ethiopia bắn chết người vì điện thoại kêu trong cuộc họp

Quân đội Ethiopia đã nổ súng bắn chết một người đàn ông sau khi điện thoại của người này đổ chuông trong cuộc họp.

Ethiopia bắn rơi máy bay chở hàng cứu trợ Covid-19 đến Somalia

Quân đội Ethiopia thừa nhận đã bắn rơi một máy bay tư nhân chở hàng cứu trợ Covid-19 từ Kenya tới Somalia vì nhầm lẫn máy bay đang "thực hiện vụ tấn công liều chết".

Hạnh Vũ

Bạn có thể quan tâm