Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

500 người chạy để bảo vệ tê giác

Đại sứ Anh quốc và nhiều vị khách quốc tế tham gia cùng người dân thủ đô tại giải chạy để tuyên truyền bảo vệ loài tê giác trước nguy cơ bị tiệt chủng, sáng 13/12.

Sáng nay ( 13-12) Giải chạy Sông Hồng 2015 với chủ đề “Chạy vì tê giác” đã diễn ra tại khu đô thị Ciputra, Hà Nội.
Sáng 13/12, giải chạy Sông Hồng 2015 với chủ đề “Chạy vì tê giác” đã diễn ra tại Hà Nội.
Sự kiện đã thu hút hơn 500 người tham gia, trong đó có nhiều nhóm chạy đến từ các đại sứ quán Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Nam Phi. Đặc biệt, một đại diện của tổ chức Bảo vệ tê giác thế giới mặc trang phục tê giác cũng tham gia đường chạy 5km để truyền cảm hứng cho những người tham gia.
Sự kiện thu hút hơn 500 người tham gia, trong đó có nhiều nhóm khách đến từ các Đại sứ quán Anh, Pháp, Mỹ, Hà Lan, Nam Phi. Đặc biệt, một vị đại diện của Tổ chức Bảo vệ tê giác thế giới đã mặc trang phục tê giác tham gia vào đường chạy 5 km để truyền cảm hứng cho mọi người.
Các cá nhân tham gia tranh tài ở các cự ly 5,10 và 21km.
Các cá nhân tham gia tranh tài ở các cự ly 5,10 và 21 km.
Không chỉ người lớn mà rất nhiều trẻ em cũng tham gia tranh tài ở cự ly đặc biệt dài 2km.
Không chỉ có người lớn mà còn rất nhiều trẻ em cũng tham gia tranh tài ở cự li đặc biệt dài 2 km.
Nhiều người còn tham gia giải chạy với chú chó cưng của mình.
Một vị khách Tây mang theo chú chó cưng của mình cùng chạy.
Trong 6 năm (từ 2007 đến 2013), số lượng tê giác bị giết hại ở Nam Phi đã tăng lên 2000%. Và Việt Nam là một trong hai thị trường tiêu thụ chính của mặt hàng này.
Theo báo cáo, trong 6 năm (từ 2007 đến 2013), số lượng tê giác bị giết hại ở Nam Phi đã tăng lên 2000%. Việt Nam là một trong hai thị trường tiêu thụ chính của mặt hàng này.
Vì vậy, việc tổ chức giải chạy ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi những hành động quyết liệt hơn để bảo vệ tê giác, loài vật biểu tượng của thế giới trước nguy cơ tuyệt chủng.
Vì vậy, việc tổ chức giải chạy ở Việt Nam nhằm nâng cao nhận thức và kêu gọi những hành động quyết liệt hơn để bảo vệ tê giác, loài vật biểu tượng của thế giới trước nguy cơ tuyệt chủng.
Bạn Nguyễn Thị Thanh Mai, nhân viên kế toán cho biết: Mình chưa bao giờ chạy một chặng đường dài như thế nên đã khá mệt sau khi kết thúc hành trình. Nhưng mình cũng vui vì đã tham gia một hoạt động ý nghĩa như thế này. Qua chương trình, mình đã biết là sừng tê giác có thành phần giống như móng tay, móng chân con người. Mà chúng ta thì có lẽ không ai muốn lấy móng chân để thể hiện đẳng cấp hay chữa bệnh cả.
Nguyễn Thị Thanh Hiền cho biết, chị chưa bao giờ chạy một chặng đường nào dài như thế nên đã khá mệt sau khi kết thúc hành trình. "Nhưng tôi rất vui vì đã tham gia một hoạt động ý nghĩa như thế này. Qua chương trình tôi mới biết là sừng tê giác có thành phần giống như móng tay, móng chân con người. Mà chúng ta thì có lẽ không ai muốn lấy móng chân để thể hiện đẳng cấp hay chữa bệnh cả", chị Hiền chia sẻ.
Đại sứ Anh tại Việt Nam, ngài Giles Lever, (Áo vàng xanh) chia sẻ: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đã và đang làm việc chặt chẽ với chính phủ và các tổ chức phi chính phủ để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác cũng như các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. Hôm nay, tôi cùng các nhân viên sứ quán tham gia giải chạy để thể hiện quyết tâm mạnh mẽ  nhằm chấm dứt vấn nạn này.
Đại sứ Anh tại Việt Nam, Giles Lever (áo vàng xanh) chia sẻ: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam đang làm việc chặt chẽ với Chính phủ và các Tổ chức Phi Chính phủ để giảm thiểu nhu cầu tiêu thụ sừng tê giác cũng như các sản phẩm từ động vật hoang dã khác. "Hôm nay, tôi cùng các nhân viên sứ quán tham gia giải chạy để thể hiện quyết tâm mạnh mẽ nhằm chấm dứt vấn nạn này", Đại sứ tâm sự.

Việt Hùng

Bạn có thể quan tâm