1. Petyr Baelish: Khả năng xoay sở Chắc hẳn bạn đã từng nghe câu chuyện tương tự rằng công ty X đã làm ra sản phẩm Y, giúp kiếm về hàng triệu USD chỉ vài năm sau khi tung ra sản phẩm Z. Đúng vậy, nghệ thuật xoay sở được xem là một trong những nhân tố quan trọng nhất trong kinh doanh. Mỗi doanh nhân cần phải không ngừng làm mới chính mình, để học hỏi từ những thất bại hay rút ra kinh nghiệm từ câu chuyện của ai khác. Trong Game of Thrones, Petyr Baelish là ví dụ điển hình cho khả năng xoay sở. "Ngón tay nhỏ" (Littlefinger) đã rất nhiều lần làm những việc mà mình giỏi nhất để có thể sống sót. Chẳng hạn như Petyr hứa gả Sansa Stark cho Ramsay Bolton, cho dù hai nhà Stark và Botlon đang tồn tại hận thù không thể hóa giải. Trong kinh doanh, thành công chỉ đến với những người "sống sót" đủ lâu để tận hưởng thành quả của cuộc chiến và Petyr đã làm rất tốt. Tuy nhiên, tính cách nham hiểm và nặng tính lợi dụng của người đàn ông này khó có thể đảm bảo một thành công bền vững. |
2. Daenerys Targaryen: Học hỏi từ những cố vấn "Hãy tôn trọng người lớn tuổi" - điều này không chỉ đúng trong cuộc sống mà còn cả trong kinh doanh. Daenerys Targaryen nhận ra sự thiếu kinh nghiệm của bản thân trên cương vị một nữ hoàng nên cô tin tưởng các cố vấn như Jorah Mormont và Barristan Selmy. Cô cũng tin những người đó có thể giúp mình từng bước trở thành chủ nhân thực sự của Bảy vương quốc (Seven Kingdoms). Thực tế cũng chứng minh Daenerys phải học hỏi rất nhiều để có thể tự tin và thích nghi với quyền lực. Chẳng hạn như cô buộc phải tìm kiếm lời khuyên và sự ủng hộ từ các cố vấn khi muốn giải quyết thỏa đáng vấn đề với các chủ đất ở Essors. |
3. Jorah Mormont: Sự chân thật và lòng trung thành Trong Game of Thrones, Ned Stark là một ví dụ điển hình của lòng trung thành khi ông phải trả giá cho nó bằng cả tính mạng. Tuy nhiên, Ned Stark vẫn luôn được nhắc đến với lòng kính trọng và rất nhiều người sẵn lòng chiến đấu vì ông. Còn Jorah Mormont đã từng phản bội Daenerys khi đưa thông tin của cô cho kẻ thù. Sau khi câu chuyện bị tiết lộ, Daenerys chấp nhận tha thứ song vẫn quyết định trừng phạt Jorah bằng cách gạch tên ông khỏi Hội đồng. Bài học rút ra ở đây là hãy luôn trung thành. Nếu không thể, bạn hãy tỏ ra trung thực bằng cách giải thích và xin lỗi. Rõ ràng, việc đánh mất tín nhiệm của người có khả năng điều khiển những con rồng và chinh phục các đế chế là một ý tưởng không hề hay ho. |
4. Tyrion: Tâm thế kẻ yếu Tyrion là một trong những nhân vật bị xem nhẹ nhất trong Game of Thrones, chủ yếu là bởi ngoại hình xấu xí khiến người ta bỏ qua toàn bộ trí tuệ và khả năng của anh. Tuy nhiên, bằng nỗ lực học hỏi không biết mệt mỏi, Tyrion cho thấy kỹ năng xử lý tình huống tài tình để sống sót. Như "chú lùn" đã từng nói: "Trí óc cần những cuốn sách giống như thanh kiếm cần hòn đá mài, để giữ cho nó luôn sắc bén". Theo đó, nếu bạn có những hạn chế hay trở ngại, hãy tìm ra cách để tăng thêm giá trị cho bản thân và trở thành chuyên gia sở hữu những kỹ năng đáng quý. Tâm thế kẻ yếu giúp các doanh nghiệp bền bỉ và cố gắng vươn lên ngay cả khi mọi thứ đang chống lại họ. Giống như Tyrion, sau khi tự tay giết chết cha mình và về cơ bản đã ký tên vào bản án tử hình, anh vẫn tin rằng ở đâu đó còn có cơ hội và hy vọng giúp mình sống sót. |
5. Jon Snow: Sự hợp tác Cho dù đó là đồng sáng lập công ty hay người mà bạn đã từng giúp đỡ, việc nhận thức rõ về những gì một mối quan hệ có thể đem lại là vô cùng quan trọng với bất cứ doanh nhân nào. Trong Game of Thrones, Jon Snow bắt buộc phải hợp tác với Man tộc và Stannis Baratheon để chống lại mối đe dọa từ Bóng trắng và Bảy vương quốc. Rõ ràng, việc tìm đúng người để gắn kết luôn là một nhiệm vụ khó, giống như bài học Jon Snow thu được từ sự tin tưởng vào Man tộc, khi những mối quan hệ có thể dẫn đến cả thành công lẫn thất bại. |