65% nhà khoa học nữ cho biết việc quấy rối có ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của họ. Ảnh: HBS. |
Cuộc khảo sát do Ipsos thực hiện, kéo dài từ ngày 26/7 đến ngày 12/9/2022 với sự tham gia của 5.000 nhà nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các nhà nghiên cứu này làm việc tại hơn 50 tổ chức công và tư tại 117 quốc gia.
Kết quả cho thấy 49% các nhà khoa học nữ được hỏi cho biết bản thân họ đã trải qua ít nhất một lần bị quấy rối. Trong đó, gần một nửa số trường hợp xảy ra sau khi #MeToo - phong trào chống quấy rối và bạo lực tình dục - nổi lên vào năm 2017.
Ngoài ra, 65% nhà khoa học nữ cho biết việc quấy rối ảnh hưởng tiêu cực đến sự nghiệp của họ. Tuy nhiên, chỉ 1/5 nạn nhân báo cáo việc này với tổ chức.
20% số người được hỏi cho biết họ từng ở trong tình huống bị người khác gọi bằng danh xưng thiếu tôn trọng hoặc xúc phạm theo cách khác. 24% bị hỏi nhiều lần theo chiều hướng xâm phạm đời sống riêng tư hoặc tình dục. Điều này khiến họ cảm thấy không thoải mái.
Cuộc khảo sát cũng cho thấy phần lớn các vụ quấy rối diễn ra khi nạn nhân mới bắt đầu sự nghiệp. Khoảng một nửa số nạn nhân cho biết họ phải tránh mặt một số nhân viên khác tại nơi làm việc.
Trong khi đó, 20% người được hỏi nói họ cảm thấy không an toàn tại chốn công sở. Gần 65% cho rằng các giải pháp chống nạn quấy rối tình dục tại nơi làm việc hiện nay là chưa đủ.
Trao đổi với AFP, bà Alexandra Palt, thuộc quỹ tài trợ cho nghiên cứu, nhấn mạnh cuộc khảo sát cho thấy kể từ phong trào #MeToo, lĩnh vực khoa học chưa có nhiều cuộc cách mạng chống quấy rối và bạo lực tình dục như vậy.
Quỹ đã hợp tác với Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) để hỗ trợ các nhà khoa học nữ, đồng thời kêu gọi các tổ chức nghiên cứu và học thuật áp dụng các chính sách không khoan nhượng tình trạng quấy rối và đưa ra các cam kết ngân sách để giải quyết vấn đề này.
“Cần phải có một hệ thống báo cáo nội bộ hiệu quả và minh bạch. Nếu muốn khai thác hết tiềm năng của phụ nữ trong nghiên cứu, trước tiên, họ phải cảm thấy an toàn”, bà Palt nói và cho biết nhà khoa học nữ trên thế giới chỉ chiếm 33% và chỉ 4% trong số đó đoạt giải Nobel.
Những cuốn sách dành cho người đứng trước cánh cửa nghề nghiệp
Mục Giáo dục giới thiệu đến bạn đọc một số cuốn sách về chủ đề nghề nghiệp, hướng nghiệp, dành cho những bạn trẻ đang băn khoăn trước cánh cửa nghề nghiệp hay người trưởng thành quan tâm đến sự biến đổi nghề nghiệp trong xã hội hiện đại.
Chiến đạo giống cuộc đối thoại, gợi mở các câu hỏi của cuộc đời, giúp người trẻ chủ động định hướng nghề nghiệp, kiến tạo tương lai.
Eight - 8 cách làm chủ trí thông minh nhân tạo: “Đa số công việc mà công viên chức đang phụ trách cuối cùng đều sẽ bị thay thế bởi trí thông minh nhân tạo", cuốn sách này sẽ giải đáp câu hỏi đó.