Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 người tranh nhau bằng sáng chế cái lò khè 250.000 đồng

Ở miền Tây, lò khè giá 250.000-270.000 đồng đang bán chạy sau các vụ nổ bếp gas. Ít nhất 4 người đang tranh nhau cái "bằng sáng chế".

4 người tranh nhau bằng sáng chế cái lò khè 250.000 đồng

Ở miền Tây, lò khè giá 250.000-270.000 đồng đang bán chạy sau các vụ nổ bếp gas. Ít nhất 4 người đang tranh nhau cái "bằng sáng chế".

Vợ anh Danh Sogada ở thị trấn Năm Căn khẳng định quạt này do chồng chị làm. Mỗi ngày bán 4-5 cái. Giá mỗi cái lò 250.000 đồng. Hỏi riết, chị thú thiệt thấy lò khè an toàn, lại dễ bán nên chồng chị mua về nhái theo.

Cách chỗ bán hàng của Danh Sogada không xa, chồng chị Trần Thị Thắm, khu vực 1 khóm 2, thị trấn Năm Căn, cũng làm lò khè. Chị Thắm quả quyết chính chồng chị làm ra mẫu lò này, sẵn sàng tặng cục adapter là cục sạc điện thoại liền tại chỗ.

Ở gần cầu Gành Hào, có cơ sở làm lò nhỏ hơn, bán với giá 270.000 đồng/lò. Những người bán hàng hồn nhiên này không biết họ đang đùa với sự bảo hộ độc quyền. Cái lý của họ là: có ai làm khó dễ gì đâu mà kiêng cữ.

Người sáng chế thật lên tiếng

Ông Nguyễn Công Dân, chủ cơ sở sản xuất bếp Công Dân ở 115 ấp Mỹ Tân, thị trấn Mỹ Luông, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang cho biết: “Tôi đăng ký quyền sở hữu trí tuệ và kiểu dáng công nghiệp mẫu lò này và đã nhận quyết định số 20768/QĐ-SHTT ngày 26/4/2012”. Lò khè Công Dân, ngoài điểm phân phối Long Xuyên có điểm giao dịch tại phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP.HCM. Hiện nay có thêm điểm phân phối ở Vĩnh Long, Cần Thơ.

Bà Lê Thị Đậm bên chiếc lò khè do chồng mình sáng chế và bị làm nhái tràn lan.

 

Chị Nguyễn Lê Thu Trang, phụ trách kinh doanh của cơ sở sản xuất gia đình này, nói: “Vậy mà cũng có cú điện thoại nói sẽ có tranh chấp sở hữu trí tuệ”. Thu Trang tự hiểu công việc của gia đình còn rất nhỏ và ban đầu chỉ nhằm mục đích tham gia chương trình phát triển sản xuất thân thiện môi trường do tỉnh phát động nên chưa có phản ứng gì chuẩn bị cho những tranh chấp.

Ông Nguyễn Công Dân tích góp từ tiền lương hưu của giáo viên đầu tư cho việc làm lò khè, đề thơ trên mấy tờ rơi: “Ngày xưa có bếp Hoàng Cầm. Ngày nay có bếp Công Dân, an toàn”. “Ông Hoàng Cầm nổi tiếng thiết kế bếp không khói. Trận Điện Biên Phủ, nấu cơm cho biết bao nhiêu bộ đội, không hề thấy khói. Có khi nấu bên đây, khói bên kia để đánh lạc hướng giặc, ổng cũng làm được”, ông giải thích.

Vợ ông Dân, bà Lê Thị Đậm giáo viên toán, lý về hưu, lo bán hàng, nói: “Bếp này có ưu thế không sợ cháy nổ như bếp gas để bàn, lại tiết kiệm chi phí tiêu dùng, tiện dụng. Lò ốp gốm chịu nhiệt tốt, thích ứng mọi thời tiết. Thân bếp mạ thép không gỉ, cấp gió rất tốt. Nguồn hỗ trợ cấp gió có thể từ pin, điện, bình acquy. Nguyên liệu chính là than hầm hoặc củi khô chẻ nhỏ. Xài than củi (đước và than gáo dừa) ít tốn kém hơn”. Cơ sở Công Dân không có đồ khuyến mãi. Cô giáo Đậm hiền lành, nói: “Ai mua thì tui cảm ơn chứ hoàn hảo như doanh nghiệp thì tui chưa làm được".

 

Doanh nghiệp phải tự bơi

Ông Dân tập trung làm hàng để bán và tự hiểu thị trường xứ mình khó tránh nạn bắt chước. Tuy vậy, ông cũng tìm được cách bứt phá để nếu có nhái mẫu cũng khó hạ giá thành như ông bằng cách cơ giới hoá hoạt động sản xuất, hợp tác với anh Ba Tước ở làng gốm Long Hồ, Vĩnh Long, làm phần gốm. “Kỹ thuật làm gốm của anh Ba Tước ăn khớp với khuôn thép không gỉ. Kiểm soát hai phần này có cái lợi là kéo giá thành xuống và nâng độ đồng đều kiểu dáng lên. Đây không phải là nghề, nhưng là duyên số”, ông Dân nói về cuộc khởi nghiệp có tính ngẫu hứng của gia đình mình.

Cái lò làm y hình dáng bếp gas, trong có ốp một lớp gốm nung, gắn cái quạt nhỏ xíu cắt từ lon sữa bò, moteur, hai cục pin tiểu và ổ cắm gắn adapter để khi cần thì cắm điện cho quạt thổi bùng lửa than. Nguyên tắc chính là lò than được hỗ trợ quạt chạy pin hoặc điện.

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Theo Sài Gòn Tiếp Thị

Bạn có thể quan tâm