Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

4 điểm nhấn của Apple trong năm 2012

Từ iPad Mini tới vấn đề lao động Trung Quốc, năm 2012 đã chứng kiến khá nhiều sự kiện nổi bật liên quan đến “táo khuyết”.

4 điểm nhấn của Apple trong năm 2012

Từ iPad Mini tới vấn đề lao động Trung Quốc, năm 2012 đã chứng kiến khá nhiều sự kiện nổi bật liên quan đến “táo khuyết”.

iPad Mini là một trong những sản phẩm quan trọng của Apple năm 2012. Ảnh: Cnet

1. Vụ kiện Apple - Samsung

Còn gì thú vị hơn khi nhìn hai công ty vừa là đối thủ truyền kiếp vừa là đối tác tỉ đô đấu đá nhau tại tòa án? Apple và Samsung vướng vào vòng kiện tụng từ năm 2011 sau khi Apple kiện công ty Hàn Quốc, tuy nhiên năm 2012 mới là đỉnh điểm của cuộc chiến khi các vụ kiện liên tiếp diễn ra tại tòa án khắp thế giới.

Phiên xét xử nổi bật tại tòa án Bắc California kéo dài 3 tuần cung cấp quá nhiều bằng chứng từ nhân chứng của cả hai bên. Điều thú vị là nhiều câu chuyện bí mật đã được bật mí ngay trong phiên tòa, như nguyên mẫu iPhone, iPad đầu tiên, các email nội bộ, tài liệu thuyết trình… Samsung cuối cùng thua kiện khi bồi thẩm đoàn nghiêng về phía Apple trong gần như mọi cáo buộc.

Hai công ty tiếp tục quay trở lại tòa vào đầu tháng 12 để giải quyết một số vấn đề còn sót lại như liệu Apple có thể giành được lệnh cấm bán ít nhất 8 thiết bị của Samsung tại Mỹ hay không hay Samsung có thể thuyết phục bồi thẩm đoàn thay đổi phán quyết không.

2. Lao động Trung Quốc

Báo cáo thường niên về lao động trong chuỗi cung nguồn cho Apple làm dấy lên làn sóng dư luận vào đầu năm 2012. Lần đầu tiên trong lịch sử, hãng phát hành danh sách đầy đủ các nhà cung ứng đồng thời gia nhập Hiệp hội lao động bình đẳng - tổ chức kiểm toán cơ sở sản xuất và cung ứng của Apple.

Tuy nhiên, bất kì phát hiện khả quan nào đều nhanh chóng bị loạt bài trên Thời báo New York nhấn chìm, lột trần mặt trái trong mảng sản xuất của Apple - một lĩnh vực rất gần với công việc trước kia của CEO Tim Cook. Các bài báo đi sâu vào vấn đề lao động bị đối xử tàn tệ và an toàn trong các cơ sở sản xuất Foxconn tại Trung Quốc.

Đáp trả lại bài báo, trong bản ghi gửi tới nhân viên, Cook viết Apple quan tâm tới “từng nhân viên trong chuỗi cung ứng” và “bất kì gợi ý nào về việc chúng ta không quan tâm là sai và cố ý tấn công”. Sau đó, ông còn tới Trung Quốc và chụp ảnh cạnh công nhân Foxconn trong bộ quần áo bảo hộ.

3. Xáo trộn nhân sự

Apple lặng lẽ tuyên bố sự ra đi của hai lãnh đạo cấp cao, một trong số đó được xem là CEO tương lai của hãng. Scott Forstall - lãnh đạo mảng iOS sẽ ra đi vào năm 2013 trong khi giám đốc bán lẻ John Browett rời công ty ngay lập tức. Đảm nhận vị trí còn trống là các lãnh đạo hàng đầu khác như Jony Ive, Eddy Cue, Craig Federighi. Giám đốc phần cứng Bob Mansfield cũng phục trách bộ phận mới tập trung vào công nghệ bán dẫn.

Đây là thay đổi quan trọng đầu tiên trong hàng ngũ lãnh đạo kể từ sau khi Steve Jobs qua đời. Thay đổi này giúp Apple củng cố tính cộng tác trong nội bộ công ty hơn. Điều gây chú ý là loạt bài báo suy đoán về Forstall như một người gây chia rẽ trong “táo khuyết”. Ví dụ, Thời báo phố Wall tuyên bố Forstall đã tự chối kí vào bản xin lỗi về chất lượng phần mềm bản đồ mới dẫn đến việc bị sa thải.

4. iPad Mini

Chắc chắn, đây là sản phẩm mọi người đều mong đợi. Tin đồn trong nhiều tháng, nhiều tuần trước ngày ra mắt đều nêu rõ từng chi tiết, chính xác tới từng nút bấm, độ phân giải màn hình và giá bán của iPad Mini. Tuy bị “lộ hàng”, thiết bị vẫn gây chú ý vì đánh dấu bước mở rộng dòng sản phẩm iPad đầu tiên của Apple, hứa hẹn mang lại nhiều khách hàng mới hơn nhờ mức giá thấp hơn.

Một số người còn tin rằng Mini sẽ sớm trở thành mẫu iPad chính của Apple khi ngày càng nhiều người lựa chọn nó thay vì mẫu iPad cỡ lớn đắt tiền. Hãng nghiên cứu NPD Display Research cho rằng iPad Mini đang trên đường làm lu mờ iPad màn hình Retina.

Theo ICT News

Theo ICT News

Bạn có thể quan tâm