Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

30 câu hỏi bạn phải sẵn sàng trả lời khi đi xin việc

Để không lãng phí thời gian và công sức cho những cuộc phỏng vấn “ra về tay không”, bạn nên trang bị cho mình những câu hỏi thường hay có khi đi xin việc.

Dưới đây là 30 câu hỏi phỏng vấn được sắp xếp theo chủ đề giúp mọi người chủ động hơn khi tham gia những đợt phỏng vấn, xin việc, theo Time.

Làm việc theo nhóm

Đối với những câu hỏi như này, bạn nên tìm một câu chuyện để mọi người thấy được khả năng làm việc với những đồng nghiệp khác trong cách giải quyết các tình huống khó khăn. Bạn nên đề cập đến những mâu thuẫn, xung đột khi làm việc trong nhóm, sự va chạm giữa các thành viên…

1. Kể một lần bạn phải làm việc với một người có tính cách rất khác bạn.

2. Đưa ra ví dụ về một lần bạn phải đối mặt với những mâu thuẫn, xung đột nhóm khi làm việc. Lúc đó bạn sẽ giải quyết như nào?

3. Mô tả một lần bạn cố gắng xây dựng, thiết lập mối quan hệ với một người quan trọng nào đó. Bạn đã làm gì để đạt được điều đó?

4. Chúng ta ai cũng từng mắc lỗi và đều muốn được làm lại. Hãy kể về lần bạn mong muốn được làm lại trong cách cư xử của mình với đồng nghiệp hay giải quyết một vấn đề nào đó.

5. Kể một lần bạn cần phải lấy thông tin từ một người không hề nhiệt tình phối hợp. Bạn đã làm gì để xử lý tình huống đó?

Kỹ năng làm việc trực tiếp với khách hàng

Nếu cuộc phỏng vấn của bạn liên quan đến khách hàng thì chắc chắn bạn phải chuẩn bị trả lời các câu hỏi sau:

6. Thời điểm nào có thể gây ấn tượng tốt nhất với khách hàng? Bạn có cách xử lý như thế nào?

Những câu hỏi liên quan đến kỹ năng làm việc trực tiếp với khách hàng thường hay có khi đi xin việc.

7. Hãy đưa ra ví dụ về một lần bạn không làm vừa lòng khách hàng. Lúc đó chuyện gì xảy ra và bạn đã cố gắng làm như nào để giải quyết tình huống đó?

8. Kể về lần bạn khiến khách hàng hài lòng.

9. Diễn tả thời điểm bạn phải làm việc với một khách hàng khó tính. Tình hình lúc đó ra sao và bạn đã xử lý vấn đề này như nào?

10. Thực sự là rất khó để đem lại dịch vụ tốt nhất cho khách hàng khi bạn phải làm việc với nhiều người. Bạn đã làm như thế nào để nhu cầu của khách hàng được đáp ứng, ưu tiên.

Khả năng thích ứng với môi trường làm việc

Hãy nghĩ về những khó khăn xảy ra gần đây trong công việc và bạn đã giải quyết chúng ổn thỏa. Thậm chí nếu thất bại thì bạn cũng đã rút ra được những bài học cho riêng mình. Dưới đây là những câu hỏi liên quan đến kĩ năng này khi tham gia phỏng vấn sẽ có:

11. Kể một lần bạn làm việc trong môi trường rất nhiều áp lực. Lúc đó, điều gì xảy ra và bạn đã làm như nào để vượt qua?

12. Mô tả khoảng thời gian nhóm hoặc công ty của bạn có một số thay đổi mới. Điều này ảnh hưởng đến bạn như nào và bạn đã làm cách gì để thích nghi được?

13. Giới thiệu về  việc đầu tiên mà bạn từng làm. Bạn đã học được những gì từ công việc đó?

14. Kể về một lần bạn thất bại. Bạn làm như nào để vượt qua tình trạng đó?

15. Lấy ví dụ về khoảng thời gian bạn nghĩ mình có thể tự đứng vững vượt qua những tình huống khó khăn.

Kỹ năng quản lý thời gian

Bạn phải sẵn sàng trả lời những câu hỏi dưới đây để người phỏng vấn có thể thấy được tinh thần trách nhiệm, kỹ năng tổ chức và hoàn thành những công việc được giao trước thời hạn của mình.

16. Kể về một chiến lược bạn thiết lập để hoàn thành mục tiêu mình đề ra.

Nhà tuyển dụng cũng thường quan tâm đến kỹ năng quản lý thời gian của nhân viên.

17. Mô tả về một dự án dài hạn mà bạn chịu trách nhiệm. Bạn làm thế nào để tất cả mọi thứ diễn ra như đúng dự định.

18. Đôi khi, bạn không thể hoàn thành tất cả những việc mình đã vạch ra. Kể một lần, bạn đã để tinh thần trách nhiệm của mình có chút áp đảo. Bạn đã làm gì khi đó?

19. Kể về một mục tiêu bạn tự đặt ra cho chính mình. Bạn đã làm cách nào để có thể chắc rằng đạt được điều đó?

20. Lấy ví dụ về khoảng thời gian bạn có quá nhiều việc, chịu nhiều áp lực. Lúc đó, bạn đã xử lý như nào?

Kỹ năng giao tiếp

Có lẽ bạn sẽ không gặp nhiều khó khăn khi đặt ra những câu hỏi cho một câu chuyện nào đó bởi kĩ năng giao tiếp là một phần rất quan trọng trong công việc cũng như cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, bạn phải nhớ rằng, kỹ năng giao tiếp tốt cần phải có quá trình rèn luyện  và chuẩn bị.

21. Lấy ví dụ về một trường hợp bạn thuyết phục thành công một khách hàng làm theo cách của bạn

22. Mô tả một lần bạn làm chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Bnạ đã làm gì để mọi người có thể hiểu những gì bạn nói.

23.. Mô tả về một lần bạn phải lấy thông tin từ một văn bản để lê ý tưởng cho nhóm.

24. Lấy ví dụ về trường hợp bạn phải thuyết phục, giải thích cho một khách hàng đang thất vọng về dịch vụ của công ty, doanh nghiệp bạn đang làm. Trong tình huốn này, bạn giải quyết như thế nào?

25. Trình bày về một bài thuyết trình thành công của bạn và nêu lý do tại sao ?

Động lực làm việc

Rất nhiều câu hỏi phỏng vấn liên quan đến việc động lực giúp bạn thực hiện những mục tiêu mình đề ra. Bạn phải phản ứng nhanh nhạy ngay cả khi câu hỏi chưa rõ ràng.

26. Kể về một thành tích đáng tự hào nhất của bạn.

27. Mô tả một lần bạn đưa ra ý kiến để giải quyết vấn đề thay vì chờ đợi người khác.

28. Lấy ví dụ khi bạn làm việc trong môi trường quản lý chặt chẽ hay quản lý lỏng lẻo, bạn làm như thế nào để thích ứng?

29. Kể một lần tính sáng tạo của bạn được thể hiện trong công việc. Bạn có hào hứng hay gặp bất kì khó khăn gì không?

30. Kể một lần bạn không hài lòng với việc mình làm. Nếu có thể làm lại, bạn sẽ làm gì để thực hiện nó tốt hơn?

15 việc bạn nên làm trước 30 tuổi

Tuổi thanh xuân ngắn ngủi, không chờ đợi bất kỳ ai. Bởi vậy, bạn phải biết cách sống sao cho ý nghĩa.


Hương Liên

Bạn có thể quan tâm