Trung Quốc có 3 vùng đất nổi tiếng nhất về võ thuật là Thương Châu ở Hà Bắc, Đăng Phong ở Hà Nam và phía đông tỉnh Phúc Kiến với bề dày lịch sử và và văn hóa gắn liền với võ thuật.
Các nhà sư tập luyện kung fu Thiếu Lâm Tự trên núi Tung Sơn, Đăng Phong, Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam, Trung Quốc. Đăng Phong nằm ở chân núi Tùng Sơn, một trong những ngọn núi thiêng liêng nhất ở Trung Quốc. Thành phố này là một trong những trung tâm tâm linh nổi tiếng với nhiều tổ chức tôn giáo và đền chùa như Đền Zhongyue của Đạo giáo, chùa Thiếu Lâm của Phật giáo. Ảnh: VCG/Getty.
Thiếu Lâm Tự hay chùa Thiếu Lâm nằm trên núi Tung Sơn, được thành lập vào thế kỷ 5. Tên tuổi của tu viện lâu đời này gắn liền với võ thuật Trung Quốc, đặc biệt là kung fu Thiếu Lâm. Ảnh: VCG/Getty.
Một nhà sư tập luyện kung fu trên vách đá ở Tung Sơn, Đăng Phong, Hà Nam, Trung Quốc. Ảnh: VCG/Getty.
Các học sinh tập luyện wushu tại Trường Võ thuật Tagou ở Đăng Phong, ngày 20/10/2016. Ngôi trường rộng lớn này cách Thiếu Lâm Tự, cái nôi của võ thuật Trung Quốc, không xa. Khoảng 1.500 học viên của Trường võ thuật Tagou đã đăng ký vào chương trình đào tạo bóng đá của chính phủ, kết hợp tập luyện võ thuật với bóng đá, nhằm đưa Trung Quốc trở thành "siêu cường bóng đá thế giới". Ảnh: AFP/Getty.
Thành phố Thương Châu nằm ở phía đông nam tỉnh Hà Bắc được gọi là làng võ thuật và nhào lộn, một trong những nơi sản sinh ra võ thuật Trung Quốc. Đây là quê hương nổi tiếng của võ thuật với nhiều môn phái khác nhau. Một người sinh ra ở Thương Châu có thể sẽ được hỏi có giỏi võ hay không trong lần đầu gặp mặt. Ảnh: Hebei News.
Hiện có hơn 600 trường võ thuật ở Thương Châu, nơi những người hâm mộ võ thuật trên khắp thế giới có thể tới học và luyện võ. Ở các trường tiểu học và trung học cơ sở, võ thuật được đưa vào các khóa học thể chất. Hơn 300 trường đã thành lập đội võ riêng. Ảnh: Hebei News.
Nhiều người Thương Châu kiếm sống bằng nghề dạy võ. Tuy nhiên, hầu hết tập luyện võ thuật để rèn luyện cơ thể và tăng cường sức khỏe. Màn biểu diễn võ thuật tập thể lập kỷ lục thế giới ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc tại địa điểm đặt bức tượng sư tử 1.500 năm tuổi vào tháng 10/2010. Ảnh: Chinesecio.
Võ sư Shi Liliang chạy trên mái nhà ở Tuyền Châu, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 23/10/2009. Thành phố Phủ Điền, Phúc Châu và Tuyền Châu ở tỉnh Phúc Kiến nổi tiếng với dòng võ thuật Nam Thiếu Lâm với các động tác nhanh, mạnh, đơn giản nhưng hiệu quả. Mỗi thành phố đều có một ngôi chùa mang tên Thiếu Lâm. Việc thành lập 3 ngôi chùa này đã góp phần quan trọng vào sự hình thành của phong cách võ thuật miền Nam. Ảnh: VCG/Getty.
Shi Liliang, nhà sư Nam Thiếu Lâm ở Tuyền Châu, đã tập luyện khinh công Thiếu Lâm nhiều năm để có thể thực hiện chiêu thức "bay trên mặt nước". Ông từng lập kỷ lục chạy 125 m trên các tấm ván gỗ nổi trên mặt nước vào năm 2015 và tự phá kỷ lục của mình trong năm tiếp theo. Ảnh: VCG/Getty.
Shi Yan Zhuang bắt đầu nghiên cứu về quyền pháp Thiếu Lâm từ năm 1983 và là thế hệ môn đồ thứ 34 của Thiếu Lâm ở Hà Nam, Trung Quốc. Sau 20 năm đào tạo, ông đã trở thành chuyên gia về Đại Hồng quyền, Tiểu Hồng quyền và La Hán quyền. Ông là huấn luyện viên của một nhóm võ sư và thường xuyên tham gia các cuộc biểu diễn võ thuật quốc tế quan trọng. Ảnh: Getty.
Khóa tài khoản mạng xã hội, hủy buổi họp báo "vì lý do sức khỏe", nói sẽ cân nhắc tỉ thí "vào thời điểm thích hợp", Từ Hiểu Đông đang làm dấy lên nghi ngờ anh đã từ bỏ cuộc chơi.
Tư liệu văn bản, hình ảnh về những cuộc đấu võ cổ truyền tại Trung Quốc cho thấy dường như tính thực chiến của võ thuật Trung Hoa không tồn tại, hoặc có chăng chỉ thấy trên phim.
'Tay đấm ngông cuồng' Từ Hiểu Đông cho rằng nếu đấu tay không, võ sĩ võ tổng hợp (MMA) có thể dễ dàng hạ gục những đặc nhiệm giỏi nhất thuộc lực lượng SEAL của Hải quân Mỹ.