K. Linh (21 tuổi, sinh viên một trường ĐH ở TP.HCM) đang ráo riết chuẩn bị cho kỳ thực tập tốt nghiệp chuyên ngành Quản trị Kinh doanh. Thế nhưng, khác với nỗi lo lắng của bố mẹ rằng sinh viên khó tìm được việc làm vì không có kinh nghiệm, Linh tự tin khi bạn bè trong lớp thường xuyên chia sẻ được nhận thực tập ở doanh nghiệp, thậm chí là được tuyển dụng chính thức tại những công ty lớn.
“Thời ba mẹ chưa có bằng tốt nghiệp thì tìm việc khó khăn, nhưng giờ đã khác. Nhiều công ty, doanh nghiệp vẫn có các vị trí không yêu cầu kinh nghiệm cho sinh viên thử sức”, Linh chia sẻ.
Sinh viên thời nay có nhiều lợi thế hơn thế hệ trước bởi môi trường công sở đã cởi mở, thoải mái hơn. Nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những công ty, tập đoàn lớn sẵn sàng chào đón sinh viên chưa có bằng cấp hay kinh nghiệm, đồng thời thiết kế những chương trình đào tạo thiết thực để người trẻ được thử sức.
Có việc trước khi có bằng
Trước kia, tấm bằng tốt nghiệp đại học, cao đẳng gần như là điều kiện bắt buộc để ứng tuyển tại các doanh nghiệp. Giờ đây yếu tố này đã “dễ thở” hơn. Với nhu cầu tìm kiếm nguồn nhân lực trẻ của doanh nghiệp, sinh viên dễ dàng ứng tuyển và nhận công việc chính thức khi đang chờ bằng.
Điều tạo nên sự khác biệt đó là gu tuyển dụng của các công ty đã thay đổi. Trước kia, sinh viên không có nhiều điều kiện để thi thố tranh tài, do đó bằng tốt nghiệp là minh chứng cho năng lực. Nhưng ở hiện tại, khi môi trường học thuật trở nên năng động và đa dạng hơn, sinh viên dễ dàng tham gia những khóa học, cuộc thi... để học hỏi, trau dồi thêm kinh nghiệm.
Nhiều doanh nghiệp rộng cửa với các vị trí cho sinh viên chưa tốt nghiệp. |
Đại diện bộ phận tuyển dụng Ngân hàng Sacombank chia sẻ, ngày nay, bằng tốt nghiệp không còn là thước đo duy nhất cho năng lực của người trẻ. Thay vào đó sự năng nổ, chịu khó tìm tòi trở thành yếu tố được các nhà tuyển dụng đánh giá cao. Do đó, sinh viên đủ điều kiện tốt nghiệp trong năm 2022 đã có thể tự tin thử sức với những vị trí được doanh nghiệp đăng tuyển, từ đó tích lũy thêm kinh nghiệm và kiến thức thực tế trong quá trình này.
Thủ tục ứng tuyển đơn giản
Sự phát triển của công nghệ trong thời đại số đã tinh giản hóa thủ tục đăng tuyển và ứng tuyển cho cả doanh nghiệp và ứng viên, giúp quá trình này diễn ra hiệu quả, lan tỏa hơn đến đối tượng cần thiết.
Đã qua rồi thời điền tay hồ sơ lý lịch dài vài trang giấy, rồi đến từng doanh nghiệp để nộp trực tiếp cho bộ phận nhân sự. Sinh viên thời nay đơn giản hóa quá trình ứng tuyển chỉ với vài thao tác nhấp chuột. Nhận lịch phỏng vấn, thông báo trúng tuyển cũng được thực hiện qua email, khiến quá trình tương tác và tuyển dụng giữa doanh nghiệp và ứng viên diễn ra nhanh chóng, hiệu quả.
Quy trình ứng tuyển các vị trí tại Sacombank được thực hiện nhanh chóng, đơn giản qua hình thức trực tiếp lẫn trực tuyến. |
Đơn cử, chương trình “Cùng Sacombank khởi tạo tương lai” có thủ tục đơn giản, thuận tiện. Ứng viên là sinh viên đang chờ nhận bằng tốt nghiệp thuộc các khối ngành kinh tế có thể nộp hồ sơ trực tuyến hoặc trực tiếp tại tất cả điểm giao dịch của Sacombank tại TP.HCM hay Hà Nội để nhận lịch phỏng vấn. Trước đó, ngân hàng này cũng có chương trình “Thực tập viên tiềm năng” tạo điều kiện và cơ hội cho các sinh viên chưa tốt nghiệp thử sức trong lĩnh vực tài chính.
Đào tạo chuyên nghiệp, bài bản
Quá trình học hỏi mọi thứ từ đầu là thử thách lớn cho các nhân sự vừa gia nhập công ty. Sự bỡ ngỡ với hàng tá tài liệu học thuật, khác biệt giữa kiến thức trong môi trường làm việc thực tế với kiến thức học từ nhà trường... cũng là rào cản khiến nhân viên mới khó bắt nhịp kịp với đồng nghiệp.
Giải quyết nỗi lo này của “lính mới”, nhiều công ty thiết kế các chương trình đào tạo kỹ năng và kiến thức với mô hình on-job-training (đào tạo ngay trong thời gian làm việc). Các chương trình được thiết kế để người mới, dù chưa có kinh nghiệm, vẫn tiếp thu công việc và môi trường, văn hóa công ty, từ đó hòa nhập và thích nghi nhanh hơn.
“Lính mới” nhanh chóng hòa nhập và nắm bắt công việc nhờ chương trình đào tạo bài bản cùng sự hỗ trợ của các mentor. |
Cụ thể, với chương trình tuyển dụng của Sacombank, sinh viên trúng tuyển được đào tạo tập trung các kỹ năng nghiệp vụ và kiến thức thực tiễn bởi các mentor (người chỉ dẫn) xuyên suốt. Mentor sẽ đóng vai trò “người thầy” giải đáp thắc mắc, hướng dẫn, chia sẻ kinh nghiệm công việc, đồng thời là một “người bạn” để lắng nghe những nguyện vọng của “lính mới”, giúp các bạn nhanh chóng hòa nhập. Sinh viên cũng được ghi nhận thành quả thực tế như các đồng nghiệp chính thức, góp phần gia tăng tinh thần học hỏi và phát triển với lĩnh vực.
Bên cạnh đó, khi trúng tuyển chương trình “Khởi tạo tương lai”, ứng viên sẽ được tham dự khóa huấn luyện đặc biệt để trang bị kiến thức, kỹ năng thực tiễn phù hợp với môi trường làm việc. Sau khóa đào tạo, ứng viên sẽ đáp ứng được những yêu cầu cần thiết để trở thành cán bộ nhân viên chính thức của Sacombank tại các vị trí Khách hàng cá nhân/doanh nghiệp; Tư vấn; Kinh doanh thẻ và Kinh doanh bảo hiểm.
Chương trình “Cùng Sacombank khởi tạo tương lai” thu hút đối tượng ứng viên có tố chất kinh doanh, đủ điều kiện tốt nghiệp năm 2022 hoặc đang chờ nhận bằng tốt nghiệp tại TP.HCM và Hà Nội.
Ngân hàng đặt mục tiêu tuyển dụng 200 nhân sự các chức danh thuộc luồng kinh doanh trực tiếp, đồng thời duy trì hoạt động tư vấn, hướng nghiệp và tuyển dụng sinh viên tiềm năng, hỗ trợ sinh viên trau dồi kinh nghiệm và kỹ năng trong lĩnh vực ngân hàng và kinh doanh. Chương trình nhận hồ sơ từ nay đến 15/6.
Bình luận