Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

3 khẩu thần công suýt bị bán sang Trung Quốc

Mặc dù được công nhận là “Bảo vật Quốc gia” nhưng nhiều năm trời, những khẩu thần công nằm lăn lóc dưới hành lang bảo tàng ẩm thấp.

Ba khẩu thần công tuyệt đẹp này được ngư dân phát hiện vào tháng 8/2003, trên 1 con tàu đắm tại vùng biển thuộc ngư trường đảo Mắt. Những thợ lặn lành nghề Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã trục vớt cổ vật cùng 3 khẩu thần công này lên bờ.
Ba khẩu thần công tuyệt đẹp này được ngư dân phát hiện vào tháng 8/2003, trên 1 con tàu đắm tại vùng biển thuộc ngư trường đảo Mắt. Những thợ lặn lành nghề Cẩm Lĩnh (Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) đã trục vớt cổ vật cùng 3 khẩu thần công này lên bờ.
Do mỗi khẩu thần công nặng 1,3 tấn nên ngư dân buộc phải hợp tác ăn chia với một chủ tàu ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) có cần cẩu ra trục vớt súng. Vớt lên, chủ tàu trục vớt được giữ 1 khẩu, nhóm thợ lặn mang 2 khẩu về xã Cẩm Lĩnh.
Do mỗi khẩu thần công nặng 1,3 tấn nên ngư dân buộc phải hợp tác ăn chia với một chủ tàu ở xã Thạch Kim (huyện Lộc Hà) có cần cẩu ra trục vớt súng. Vớt lên, chủ tàu trục vớt được giữ 1 khẩu, nhóm thợ lặn mang 2 khẩu về xã Cẩm Lĩnh.
Biết tin, cơ quan chức năng đã thuyết phục ngư dân Cẩm Lĩnh để đưa 2 khẩu thần công về bảo tàng. Cái còn lại cũng bị bắt giữ khi đang trên đường bán cho 1 tay buôn đồ cổ sang Trung Quốc.
Biết tin, cơ quan chức năng đã thuyết phục ngư dân Cẩm Lĩnh để đưa 2 khẩu thần công về bảo tàng. Cái còn lại cũng bị bắt giữ khi đang trên đường bán cho một tay buôn đồ cổ sang Trung Quốc.
Ba khẩu có màu nâu xám, mỗi khẩu nặng gần 1,3 tấn, dài 2,43 m, đường kính thân súng 40 cm, đường kính nòng súng 12 cm. Được đúc bằng đồng vào năm Minh Mạng thứ nhất (1820) và mang tên “Bảo quốc an dân Đại tướng quân”. Mặc dù bị chìm dưới đáy đại dương gần 200 năm nhưng nó vẫn còn giữ được sự nguyên vẹn.
Tuy vậy, vì nằm dưới biển quá lâu, những khẩu thần công “Bảo quốc An dân Đại tướng quân” đã bị rêu mốc, hàu bám xung quanh.

Theo PGĐ bảo tàng Lê Bá Hạnh, giữa thân súng là 2 quai hình rồng cách điệu được khảm bạc, gắn song song dọc thân súng. Hai tai súng hình trụ để gắn súng vào giá đỡ. Trên bề mặt có các dòng chữ Hán, được khảm bạc chìm, ghi kích thước, trọng lượng và cách sử dụng súng.

Giữa thân súng có 1 cặp "rồng chầu mặt trăng" bao quanh bài minh văn. Rồng ở đây có bốn móng sắc nhọn, đuôi xoắn cong, mang phong cách nghệ thuật thời Nguyễn. Phía trên bài minh văn trang trí hình lá đề có trang trí cúc dây và chấm tròn, rất tinh xảo và mang giá trị nghệ thuật cao.
Vào ngày 30/12/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định số 2599/QĐ-TTg về việc công nhận 3 khẩu súng thần công cổ độc đáo thời Nguyễn là bảo vật quốc gia.

Thế nhưng, do điều kiện thiếu thốn về cơ sở vật chất và kinh phí, hiện chỉ có 1 khẩu thần công được lưu giữ trong phòng trưng bày ở bảo tàng.

2 khẩu còn lại đang lăn lóc tại… hành lang của bảo tàng. Bên những bức tường bong tróc, ẩm thấp.
Ông Hạnh cho biết, hiện tại bảo tàng đang rất khó khăn, chưa có phòng trưng bày riêng, những chỗ khác thì không đủ chỗ, đành phải để tạm ngoài hành lang từ nhiều năm nay.
Ba khẩu thần công “Bảo quốc an dân Đại tướng quân” triều Nguyễn là những báu vật độc nhất vô nhị, cần phải gìn giữ, nghiên cứu và phát huy trong kho tàng di sản văn hóa Việt Nam.

http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/194034/xem-3-khau-than-cong-suyt-bi-ban-sang-tq.html

Theo Duy Quang-Văn Đức/Vietnamnet

Bạn có thể quan tâm