Khi Allen còn trẻ, cha ông là phó giám đốc thư viện của đại học Washington. Ông chia sẻ với tờ Forbes: “Tôi đã dành hàng giờ liền đọc sách về động cơ máy bay. Tôi tìm cách hiểu nguyên lý hoạt động của chúng, cách lắp ráp, mọi thứ từ động cơ máy bay cho tới tên lửa, nhà máy năng lượng hạt nhân. Tôi bị hấp dẫn bởi sự phức tạp và sức mạnh của những cỗ máy bay này”. Allen bắt đầu sưu tầm máy bay và hiện vật chiến tranh từ thời Thế chiến thứ 2 vào những năm 1990. Năm 2004, ông trưng bày bộ sưu tập 31 món đồ - được dự đoán là trị giá hàng triệu USD, ra công chúng. Những món đồ này hiện được cất giữ tại xưởng máy bay Flying Heritage Collection ở Everett, Washington. Trong hình là chiếc tiêm kích Supermarine Spitfire. |
Bộ sưu tập của Allen gồm hai loại máy bay của Anh phục vụ trong thời Thế chiến 2. Hawker Hurricane trong hình là chiến cơ tiêu diệt được nhiều máy bay của quân thù hơn bất kỳ chiếc tiêm kích nào khác của Anh. Chiếc máy bay này được phục hồi tại trang trại ở Ontario, Canada, không xa nơi sản xuất của nó. |
Allen cũng sở hữu nhiều máy bay chiến đấu của Đức, trong đó một số chiếc từng được dùng trong Thế chiến thứ 2. Chiếc máy bay này được đặt tên Fieseler Storch (con cò) bởi hai cánh có thể được gập vào để vận chuyển bằng tàu. |
Một phi công Đức đã bay chiếc Focke-Wulf 190 này lao xuống cánh đồng và bị lính Nga bắt làm tù binh. Điều kỳ lạ là chiếc máy bay được một thợ săn tìm thấy và vẫn còn nguyên vẹn vào những năm 1980. Nó được mang sang Anh để sửa chữa. |
Chiếc Focke-Wulf 190 này là mẫu máy bay mũi dài duy nhất còn lại sau chiến tranh. Nó vẫn có thể bay nhưng vì rất hiếm nên Allen sẽ không để nó cất cánh. |
Messerschmitt 163 Komet là máy bay gắn động cơ tên lửa đầu tiên trên thế giới và hiện chỉ còn khoảng 12 chiếc sót lại. |
Chiếc Messerschmitt BF 109 E-3 từng biến mất ở một trận chiến trong Thế chiến thứ 2 tại Kênh đào Anh. Năm 1998, một người đi dạo biển phát hiện một phần cánh của máy bay trồi lên trên cát gần Calais, nước Pháp. |
Chiếc tiêm kích Mitsubishi A6M Zero của Nhật này có thể vượt qua hầu hết các dòng máy bay chiến đấu khác. Nó từng gặp tai nạn tại New Guinea, nhưng sau khi sửa chữa có thể cất cánh trở lại. |
Chiếc chiến cơ Nakajima "Oscar" này từng được các phi công của Nhật yêu thích trong Thế chiến thứ 2. Nó được tìm thấy trong một khu rừng rậm ngay sau khi cuộc chiến kết thúc. Phần trước của máy bay bị phá hủy trong vụ tai nạn nhưng đã được sửa chữa. |
Chiếc tiêm kích Ilyushin II-2 của Nga còn có biệt danh là “Cái chết đen”. Năm 1944, nó trúng đạn và gặp nạn. Năm 1991, một hướng đạo sinh tìm thấy chiếc máy bay gần một bờ hồ. Tên lửa và bom của máy bay vẫn còn gắn nguyên vẹn trên cánh. |
Chiếc MiG-29 Fulcrum này được chế tạo bởi Cục thiết kế Mikoyan của Liên bang Xô Viết, nhằm thử thách các phi công của Mỹ vào những năm 1970. |
Chiếc chiến cơ Polikarpov I-16 của Nga này được tìm thấy vào năm 1991 và phục chế tại cùng nhà máy sản xuất. Một số kỹ sư từng chế tạo nó cũng tham gia quá trình phục chế. |
Polikarpov U-2 nổi tiếng là chiếc máy bay được một số nữ chiến sĩ Nga điều khiển tấn công trang trại của Đức trong đêm. Dù không gây ra nhiều tổn thất cho quân địch, nhưng cuộc tấn công lúc nửa đêm này cũng khiến quân đội Đức mất tinh thần. |
Curtiss JN-4 Jenny là chiếc máy bay chiến đấu đầu tiên của Mỹ được sản xuất hàng loạt. Nó từng được hai anh hùng Amelia Earhart và Charles Lindberg sử dụng trong các khóa huấn luyện bay đầu thế kỷ 20. Phiên bản trong bộ sưu tầm của tỷ phú Allen được chế tạo vào năm 1918 và là một trong số ít chiếc Jenny còn sót lại trên thế giới. |
Đây là chiếc P-40C Tomahawk duy nhất vẫn còn bay được. Nó từng có 9 tháng tham gia chiến đấu trên các mặt trận của Nga, chống lại quân Đức trong Thế chiến thứ 2. Nó bị trúng đạn vào năm 1942. |
Chiếc Grumman Hellcat này từng được dùng trong huấn luyện cho các trận đấu tại khu vực Thái Bình Dương. Và đây là một trong số ít chiếc Hellcats còn lại. |
B-25 là chiếc máy bay Mỹ đầu tiên thả bom xuống lãnh thổ Nhật. Chiếc máy bay nằm trong bộ sưu tập của Allen được chế tạo vào năm 1944 và sau đó phục vụ trong Không quân hoàng gia Canada trong 10 năm. |
Chiếc P-51 Mustang này từng được lái bởi phi công người Mỹ Lt. Harrison B."Bud" Tordoff trong suốt cuộc cách mạng giải phóng châu Âu. Lần đầu tiên Tordoff gặp lại chiếc máy bay sau trận chiến là trong một chuyến viếng thăm xưởng Flying Heritage Collection vào năm 2003. |
P-47D Thunderbolt được nhiều phi công trong Thế chiến thứ 2 coi là “không thể phá hủy” bởi lớp áo giáp sắt và động cơ mạnh mẽ. |
White Knight được thiết kế là bệ phóng cho tàu vũ trụ có người lái SpaceShipOne, do Allen và kỹ sư tàu vũ trụ Burt Rutan bỏ vốn đầu tư. Trong các chuyến bay vào năm 2003, 2004 và 2005, White Knight đã mang tàu vũ trụ nặng hơn 3,6 tấn lên độ cao gần 14 km. |