Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

2 kịch bản cho thị trường căn hộ TP.HCM trong dịch Covid-19

CBRE dự đoán nếu dịch bệnh kéo dài đến tháng 6/2020, giá căn hộ sẽ tăng 5%, còn nếu kéo dài đến tháng 9, giá có thể đi xuống.

Theo cáo báo thị trường bất động TP.HCM đầu năm của CBRE, trong quý I, lượng quan tâm của người mua đang có dấu hiệu giảm nhiệt. Ba tháng đầu năm chỉ có 3.757 căn hộ được tiêu thụ, giảm 32% so với quý trước và 37% so với cùng kỳ năm ngoái. Do nguồn cung khan hiếm, thị trường tiếp tục hấp thụ sản phẩm còn lại từ các dự án cũ.

Đơn vị này đã đưa ra dự báo về thị trường căn hộ tại TP.HCM trong thời gian sắp tới với 2 kịch bản,

Thứ nhất, nếu dịch Covid-19 được kiểm soát trước tháng 6/2020, nguồn cung mới cho thị trường dự tính đạt khoảng 28.000 căn, tăng 5% so với 2019 với giá bán trung bình tăng 5%.

Trong đó phân khúc trung cấp và bình dân được dự báo có tốc độ tăng trưởng khiêm tốn chỉ 1-3% theo năm do tính cạnh tranh cao từ số lượng lớn nguồn cung.

gia ban can ho TP.HCM anh 1

Nếu dịch bệnh kéo dài đến tháng 9, giá chào bán căn hộ trung bình của thị trường TP.HCM có thể sẽ giảm đến 5%. Ảnh: Quỳnh Danh.

Các dự án cao cấp dự kiến có mức tăng giá cao hơn, khoảng 5% theo năm. Các dự án hạng sang được cấp phép tại quận 1 và quận 3 có giá bán dự kiến tăng 5-7% theo năm do sự khan hiếm quỹ đất tại khu vực trung tâm. Lượng giao dịch dự kiến giảm 3% so với năm 2019.

Với kịch bản thứ 2 được đưa ra trong trường hợp dịch bệnh được kiểm soát muộn nhất vào tháng 9/2020, CBRE dự đoán nguồn cung mới sẽ chỉ đạt khoảng 15.000 căn, bằng 40% của năm 2019. Tuy nhiên, giá bán sơ cấp sẽ giảm khoảng 5% do lượng căn hộ chủ yếu tập trung ở phân khúc trung cấp.

Bên cạnh đó, thị trường sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt với lượng giao dịch giảm mạnh do hạn chế các sự kiện mở bán tập trung, dự kiến giảm 55% so với năm ngoái.

Theo nhận định của bà Dương Thùy Dung, Giám đốc cấp cao CBRE, dịch Covid-19 kéo dài hơn sẽ tác động đến nguồn cầu từ nhóm khách mua để ở, mua để đầu tư và nhóm khách nước ngoài.

"Hiện tại với việc tạm ngừng các chuyến bay và thắt chặt cấp thị thực, khách nước ngoài sẽ khó tiếp cận thị trường bất động sản tại Việt Nam. Nhóm khách đầu tư cho thuê cũng chịu ảnh hưởng từ việc hạn chế chuyến bay và di chuyển giữa các tỉnh. Nhóm khách mua để ở sẽ khó sử dụng vốn vay ngân hàng do lãi suất biến động và ngân hàng có thể sẽ áp dụng các tiêu chuẩn cao hơn trong việc chứng minh thu nhập và phương án trả nợ vay", bà Dung nói thêm.

50% sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa

Thị trường ngưng trệ, người mua cân nhắc xuống tiền, khiến các sàn môi giới bất động sản chịu ảnh hưởng nặng, nhiều nơi phải đóng cửa.

Nhân viên môi giới bất động sản đổ đi tìm việc khác

Giới quan sát nhận định toàn thị trường bất động sản đang trong trạng thái "ngủ đông" do tác động của dịch bệnh, nên các sàn giao dịch, nhân viên môi giới bị ảnh hưởng nặng nề.

Hà Bùi

Bạn có thể quan tâm