Tờ BusinessInsider đã phỏng vấn tạp chí Wired về câu chuyện quá khứ 19 năm trước của Apple. Tháng 6/1997, khi Apple trải qua thời kì tăm tối do hàng loạt biến cố và quyết định sai lầm xảy ra, tạp chí Wired đã đăng lên trang bìa hình ảnh nổi tiếng đến ngày nay. Hình ảnh logo trái táo Apple với sáu màu và bị bao quanh bởi dây thép gai, kèm với đó là dòng chữ “cầu nguyện”. |
Câu chuyện quá khứ của Apple bắt đầu với thất bại của sản phẩm thiết bị hỗ trợ cá nhân Newton và doanh số giảm hàng loạt đã khiến CEO lâu năm của Apple John Sculley rời bỏ công ty. |
Ông Sculley sau đó được thay thế bởi Micheal Spindler, khối tài sản của công ty vẫn tiếp tục giảm trong thời gian đó. Spindler đã không bán công ty cho Sun Mirosystem với giá hời 6 USD/cổ phần. Các nhà đầu tư đã không hài lòng với điều này và Spindler bị sa thải.
|
Năm 1996, Gil Amellio trở thành CEO. Đối mặt với sức ép từ những vấn đề của công ty và không biết phải làm gì, Amellio đã mua lại NeXT, công ty máy tính của Steve Jobs, đưa người đồng sáng lập trở về lại Apple.
|
Thế giới nhìn nhận việc đưa Steve Jobs trở lại Apple là nước cờ thú vị. Nhưng chỉ có những người thực sự hâm mộ Apple mới thấy được việc này sẽ ảnh hướng tới công ty thế nào. |
Lời khuyên đầu tiên của Wired: “Apple hãy thừa nhận là đã bị loại khỏi cuộc chơi phần cứng. Hãy đem nhờ gia công phần cứng hoặc loại bỏ mảng phần cứng để trực tiếp cạnh tranh phần mềm với Microsoft và không cần lo về các trách nhiệm sản xuất và tiết kiệm chi phí.” |
Apple đã thực hiện một phần lời khuyên đó. Mảng phần cứng được Apple giữ lại một phần để nghiên cứu và cho ra mắt các sản phẩm như iPhone, máy tính Mac, và thuê các đối tác như Foxconn hoặc các công ty Trung Quốc để lắp ráp phần cứng sản xuất đại trà. |
“Đừng biến mất khỏi chuỗi cửa hàng bán lẻ. Hãy thuê một gian hàng và đặt vào đó những sản phẩm Apple (đặc biệt là phần mềm), cho nhân viên của mình đứng gần đó. Hãy trưng bày mọi thứ như Apple là một thương hiệu nổi tiếng” |
Có lẽ Wired đã truyền cảm hứng cho Steve Job. Năm 2001 cửa hàng Apple Store đầu tiên ra đời. |
“Hãy quan tâm đến khách hàng. Apple sẽ cần tất cả mọi người. Hãy biến dịch vụ chăm sóc khách hàng thành niềm tự hào. Nhiều người dùng Mac cảm thấy không được quan tâm và họ đã quyết định chọn sản phẩm khác.” |
Quầy chăm sóc khách hàng Genius Bar huyền thoại của cửa hàng Apple Store được thành lập. Hỗ trợ khách hàng một cách thân thiện và trở nên hữu ích hơn để xây dựng mối quan hệ với khách hàng. |
“Loại bỏ các sản phẩm thất bại như Newton, eMate, camera số, máy quét. Apple dưới thời của Sculley, Spindler, Amellio, đã chú trọng vào những sản phẩm thất bại này khiến công ty không thể phát triển.” |
Sau khi tiếp quản Apple, Steve Jobs đã thẳng tay loại bỏ những sản phẩm thất bại. “Bán Apple cho Motorola hoặc IBM, những công ty chuyên sản xuất chip PowerPC. Apple có thể trở thành mảng sản xuất máy tính của Motorola hoặc thay thế IBM. Apple có thể tăng thêm danh tiếng cho những thiết bị chạy chip PowerPC của họ và có được đòn bẩy để tăng lợi nhuận. |
Cả ba công ty đều sản xuất máy tính nhưng chỉ có Apple vẫn tiếp tục sản xuất đến ngày nay. Nhờ quyết định không chấp nhận lời chào mua của IBM và Sun Microsystem cùng với tiêu chí “hãy khác biệt” Apple đã cho ra dòng sản phẩm máy tính Mac, iMac mà ngày nay người dùng biết đến. |
“Tiếp tục với dự án nhận diện giọng nói, đó là cách duy nhất để cạnh tranh với công nghệ hội thoại video và truy cập từ xa", Wired khuyên Apple. Sau đó, t rợ lí ảo Siri của Appl ra đời và trình làng trên iPhone 4S vào năm 2011. |
Trong quá khứ, Steve Jobs từng mời gọi Microsoft hợp tác nhằm cứu Apple. Công ty được cứu sống nhờ nhận được 150 triệu tiền đầu tư. Apple đã trải qua nhiều giai đoạn khó khăn nhưng công ty vẫn tiếp tục tồn tại và lớn mạnh như ngày nay. |