Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

13 ý tưởng kinh doanh 'ngớ ngẩn' đem về hàng trăm triệu USD

Có những ý tưởng kinh doanh mới nghe qua tưởng như ngớ ngẩn và vô ích, nhưng thực tế lại đem về cho người nghĩ ra chúng hàng trăm triệu, thậm chí hàng tỷ USD.

Theo Business Insider, trên thế giới đã có không ít doanh nhân trở nên giàu sụ nhờ những ý tưởng kỳ lạ, thậm chí có phần "ngớ ngẩn" về sản phẩm, đồ chơi hay trang web.

Đồ chơi nhồi đậu Bean Babies

Vào năm 1993, doanh nhân người Mỹ Ty Warner tạo ra Bean Babies - đồ chơi được nhồi các hạt đậu thay vì nhồi bông mềm thông thường. Công ty của Warner Ty kiếm được 700 triệu USD trong vòng 1 năm nhờ bán đồ chơi Beanies với giá 5 USD/chiếc. Đến năm 1999, công ty đã có doanh thu hơn 1 tỷ USD.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 1
Đồ chơi được nhồi đậu thay vì bông mềm. Ảnh: AP.

Warner quyết định không bán sản phẩm của mình tại các chuỗi bán hàng toàn quốc như Toys-R-Us hay Walmart. Ông tập trung vào những cửa hàng nhỏ, độc lập và tạo ra cơn sốt. Một số cửa hàng thậm chí được khuyến nghị không bỏ sỉ cho khách hàng.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, đồ chơi Bean Babies ước tính mang về gần 6 tỷ USD cho Warner. Ông hiện sở hữu khối tài sản trị giá hơn 2,6 tỷ USD.

Million Dollar Homepage

Alex Tew đã ấp ủ ý tưởng tạo nên một trang web có tên Million Dollar Homepage từ khi còn là một sinh viên đại học. Trên trang web 1 triệu pixel, người dùng sẽ chi 1 USD cho 1 không gian quảng cáo riêng. Mỗi người có thể mua khoảng không gian tối thiểu là 10x10 pixel.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 2
Không gian quảng cáo trên Million Dollar Homepage được bán hết trong vòng 4 tháng kể từ khi chính thức mở bán vào năm 2005. Ảnh: Business Insider.

Sau khi trang web thu hút sự chú ý của truyền thông và bán hết không gian quảng cáo, Alex Tew kiếm được hàng triệu USD. Anh bỏ học và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh. Anh tiếp tục đồng sáng lập ứng dụng Calm, hiện được định giá 1 tỷ USD.

Chăn như áo khoác Snuggies

Scott Boilen, Chủ tịch của Allstar Products, nảy ra ý tưởng sản xuất Snuggie - loại chăn được thiết kế để mặc như áo khoác. Kể từ năm 2008, hơn 30 triệu chiếc Snuggie đã được bán, mang về số tiền hơn 500 triệu USD.

Các quảng cáo được xem là ngớ ngẩn của Snuggies vào những ngày đầu vẫn còn được nhớ lại. Ở đó, một gia đình được bọc trong những chiếc Snuggies màu xanh cùng chơi thể thao với nhau.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 3
Snuggies được hình thành từ ý tưởng những chiếc chăn có thể được mặc. Ảnh: Reuters.

Lò xo Slinky

Slinky, đồ chơi được Richard James sáng tạo ra một cách tình cờ, đã bán được hơn 350 triệu chiếc với lợi nhuận 3 tỷ USD. James làm rơi một chiếc lò xò trong khi đang làm việc và nhìn nó nảy trên sàn, và Slinky được sinh ra từ đó.

Tuy nhiên, Slinky thực chất không được hoàn thành nhanh chóng, James đã phải dành hơn 2 năm phát triển sản phẩm và thử nghiệm các công thức khác nhau để tạo ra món đồ chơi theo đúng những gì ông tưởng tượng.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 4
Hình ảnh chiếc lò xò Slinky. Ảnh: Robert Haynes-Peterson.

Vợ ông - Betty - tiếp tục phụ trách công việc kinh doanh Slinky khi ông chuyển đến Bolivia. Betty qua đời năm 2009. New York Times cho biết doanh thu của Slinkly đã tăng 150 lần trên toàn cầu.

"Đá nuôi" Pet Rock

Gary Dahl, một giám đốc quảng cáo, đã "bỏ túi" gần 6 triệu USD nhờ Pet Rock - hòn đá được sử dụng như thú cưng. Sau khi nghe bạn bè than phiền về những rắc rối khi nuôi thú cưng, Gary Dahl đã tạo ra một loại thú cưng không gây rắc rối được bán kèm với hộp các tông.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 5
Những viên đá trở thành vật nuôi. Ảnh: Getty Images.

Những "hòn đá nuôi" nhanh chóng gây sốt và trở thành một trong những món đồ mốt nhất mọi thời đại. Dahl sau đó đã cố lặp lại thành công của Pet Rock bằng các dự án khác nhưng bất thành.

Furby

Furby, đồ chơi lông xù có ngoại hình pha trộn giữa chuột và cú mèo, phát ra những âm thanh vô nghĩa, đã chiếm lĩnh thị trường đồ chơi vào thập niên 90. Sự nổi tiếng của chúng nhanh chóng giảm đi sau đó. Tuy nhiên, Furby vẫn kiếm về 500 triệu USD mỗi năm khi ở thời kỳ đỉnh cao.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 6
Furby pha trộn giữa chuột và cú mèo. Ảnh: Getty Images.

Bóng cao su Koosh Ball

Vào những năm 1980, Scott Stillinger phát minh ra Koosh Ball, loại bóng cao su gắn đầy các sợi màu sắc. Hasbro đã mua lại Koosh Ball với giá 100 triệu USD vào năm 1997. Tạp chí Time gọi Koosh Ball là đồ chơi vĩ đại nhất mọi thời đại.

Cùng với sự phát triển của Công ty Stillinger, kích thước của Koosh Ball ngày càng đa dạng. Oddzon, nhà sản xuất đầu tiên của sản phẩm, cho biết có hàng triệu quả bóng được bán với giá 5 USD/quả vào năm 1995.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 7
Bạn có thể tìm thấy hơn 10 loại Koosh Ball ở thời điểm hiện tại. Ảnh: Getty Images.

Big Mouth Billy Bass

Big Mouth Billy Bass, cá đồ chơi biết nói nổi tiếng, thường được treo trong nhà để xe và phòng khách, được Gemmy Industries tạo ra từ năm 2000 và đã kiếm về hàng triệu USD.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 8
Một số báo cáo ước tính Big Mouth Billy Bass đã kiếm về khoảng 100 triệu USD. Ảnh: Business Insider.

Phải mất 2 năm mày mò để nhà sáng tạo Joe Pellettieri tạo ra cá Big Mouth Billy Bass, có thể di chuyển miệng, đuôi và hát Don't Worry, Be HappyTake Me to the River.

Wacky Wall Walker

Ken Hakuta đã trở thành triệu phú vào năm 1985 nhờ Wacky Wall Walker - món đồ chơi có 8 cánh không khác gì một con bạch tuộc bị mắc kẹt trên tường. 

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 9
Hàng triệu sản phẩm đã được bán. Ảnh: Amazon.

Nhưng Hakuta không phải chủ nhân của ý tưởng này. Ông đã mua lại bản quyền từ một đồ chơi Trung Quốc với giá 100.000 USD. Chỉ trong vài tháng, Hakuta đã bỏ túi 80 triệu USD nhờ 240 triệu Wacky Wall Walker được bán.

Tượng Chia Pet

Chia Pet, loại tượng nhỏ làm bằng đất nung chứa đầy nước và được đặt những hạt mầm ở bên trên, đã trở thành một biểu tượng văn hóa. Công ty bán 500.000 sản phẩm mỗi mùa lễ với giá 16 USD/chiếc và thu hàng triệu USD mỗi năm.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 10
Người dùng có thể mua tượng hình chó, mèo, thỏ, hay thậm chí hình tổng thống. Ảnh: Amazon.

Mặt cười

Năm 1963, Harvey Ball đã vẽ một khuôn mặt cười với vòng tròn được tô vàng để trang trí các huy hiệu và nút ấn. Ông bán thiết kế với giá 45 USD cho khách hàng của mình, Công ty bảo hiểm State Mutual Life.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 11
Hình ảnh mặt cười được vẽ đơn giản với khuôn mặt và vòng tròn bao quanh. Ảnh:  John Fischer/flickr.

Sau đó, hai anh em Bernard và Murray Spain tình cờ phát hiện ra tiềm năng của khuôn mặt cười này và mua bản quyền thiết kế. Giờ đây, Công ty SmileyWorld của hai anh em kiếm hơn 250 triệu USD với thiết kế này.

Bóng Magic 8

Bóng Magic 8 là đồ chơi bói toán được sử dụng trong nhiều thập kỷ. Albert C. Carter đã nảy ra ý tưởng từ những năm 1940 từ công cụ xem bói của mẹ mình. Ban đầu, Carter hợp tác với chủ một cửa hàng địa phương, Max Levinson và anh rể của ông này, Abe Bookman.

Công ty Alabe Crafts của họ bắt đầu bán Syco-Seer, tên gọi ban đầu của bóng Magic 8, và được cấp bằng sáng chế vào năm 1948.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 12
Bóng Magic 8 hiện thuộc sở hữu của Mattel. Ảnh: John Fischer/flickr.

Không may, Carter không kịp chứng kiến phát minh của mình sau này trở thành cú hích lớn. Abe Bookman đã thay đổi thiết kế nhiều lần và tạo thành bóng bi-a ngày nay. Bóng Magic 8 hiện thuộc sở hữu của Mattel và bán được khoảng 1 triệu chiếc mỗi năm.

Vòng lắc eo nhựa

Arthur K. Spud Melin và Richard Knerr, đồng sáng lập của Công ty đồ chơi Wham-O, đã nảy ra ý tưởng về vòng lắc eo bằng nhựa, sau khi thấy học sinh ở Australia sử dụng vòng tre để tập thể dục.

Y tuong ngo ngan dem ve hang trieu USD anh 13
Vòng lắc eo bằng nhựa đem về hàng chục triệu USD trong vòng 6 tháng. Ảnh: Business Insider.

Cả hai bắt đầu sản xuất những chiếc vòng lắc eo bằng nhựa sặc sỡ từ năm 1958 và bán với giá 1,98 USD/chiếc. Ý tưởng hiệu quả ngay lập tức với 25 triệu sản phẩm được bán trong vòng 6 tháng.

Vì sao cua hoàng đế, tôm hùm Alaska ồ ạt về Việt Nam với giá rẻ?

Tác động từ thương chiến Mỹ - Trung khiến nhiều mặt hàng Mỹ chuyển hướng vào Việt Nam với giá rẻ. Người tiêu dùng được hưởng lợi, chuyên gia lo lắng cho ngành sản xuất trong nước.



Phương Thảo

Bạn có thể quan tâm