Hễ ai hỏi thăm: “Tết này ba mẹ có đưa con về thăm ông bà không?”, bé Bi, con trai 4 tuổi của chị Đỗ Hà (quận Tân Bình, TP HCM) lại ngơ ngác. Từ hồi kết hôn, ít khi gia đình chị đưa con về sum họp với ông bà nội dài ngày.
Trước Tết, chị Hà cập rập với một danh sách dài nơi nhận quà biếu. Cuối năm là thời điểm chị “tút” lại các mối quan hệ bẵng đi sau thời gian dài. Đến mùng 3, 2 vợ chồng chị mới cố gắng thu xếp để đưa con về quê. 10h sáng tới nơi, 2h chiều cả nhà đã vội vàng đi như… chạy trốn. Chị buồn rầu: “Nhiều khi, việc chăm sóc các mối quan hệ ngoài xã hội khiến mình quên mất ông bà đang ở quê ngóng chờ”.
Với người già, được đoàn tụ với con cháu là điều vui nhất khi Tết đến. |
Bạn bè chị Hà đôi khi gặp nhau, người thì than thở mất quá nhiều thời gian ăn Tết nhà chồng, cũng có người tự hào vì đã cho con được trải nghiệm đủ cái Tết bên ông bà. Chỉ riêng chị nhìn lại và cảm thấy hình như mình để con sống thiếu cái gì đó, không phải những món quà đắt tiền, mà là sự kết nối với ông bà. “Nhưng thu xếp làm sao đây. Cuộc sống đang bộn bề như thế, chắc phải đợi con mình lớn hơn chút sẽ chủ động hơn”, bà mẹ trẻ bộc bạch.
Gia đình anh Hoàng Phúc và chị Thu Thủy (Cầu Giấy, Hà Nội) cũng vì quá bận mà nhiều năm không thể đưa con về quê ăn Tết. Anh Phúc là người đứng đầu một công ty xây dựng còn chị Thủy lại “tối mặt” với các dự án xuất nhập khẩu khổng lồ. Có năm anh chị gửi nhà cho cô giúp việc rồi đưa con đi du lịch “trốn” Tết.
Theo chị Thủy, du lịch sẽ trốn được những cuộc thăm hỏi xã giao của bạn làm ăn, của cấp dưới… dù trong lòng hai vợ chồng rất nhớ không khí Tết quê hương. Có năm, anh chị đưa con về quê nhưng cũng chỉ một hai ngày lại có đối tác mời gặp bàn việc nên đi luôn.
Cựu người mẫu Thúy Hạnh chia sẻ luôn thu xếp thời gian cho con về quê thăm ông bà dịp Tết. |
Cứ thế, nhiều gia đình trẻ hiện đại vô tình bỏ quên Tết truyền thống bên cha mẹ già. Trong khi đó, người già hay cô đơn, tủi thân, nhất là trong những ngày lễ mà lại thiếu con cháu.
Song, không phải gia đình nào bận cũng không thể sắp xếp được thời gian ăn Tết. Thảo luận về chủ đề này, cựu người mẫu Thúy Hạnh chia sẻ: “Phụng dưỡng ông bà, cha mẹ vốn là đạo hiếu của người Việt, nhưng chưa phải ai trong chúng ta cũng đã làm trọn được ý nghĩa của từ này. Đặc biệt là trong xã hội hiện đại - khi mà tất cả chúng ta đều đang trở nên quá bận rộn. Bản thân tôi cũng rối bời với lịch diễn, làm việc và công tác, đôi khi cảm thấy thiếu thời gian nhưng không vì thế tôi quên đi cái Tết đoàn viên. Tết về, tôi luôn cố gắng cùng chồng đưa các con về thăm, chúc sức khỏe ông bà”.
Tết là về bên gia đình, với ba mẹ. Tết chưa đến khi con chưa về. Tuy nhiên, hành trình sum họp với nhiều người còn khó khăn, vất vả, khiến niềm vui đoàn viên không được trọn vẹn. Đó là lý do dịp Tết Bính Thân 2016, nhãn hàng OMO thực hiện chương trình “Xuân sum họp - Tết tròn yêu thương”, giúp hành trình về quê đón Tết của hàng triệu người Việt dễ dàng hơn. Độc giả quan tâm truy cập tại đây để biết thêm thông tin.