Những tòa nhà cao tầng chính là công cụ để phô bày sự giàu có, thịnh vượng và sức mạnh của một thành phố. Tuy nhiên, đối với nhiều thành phố, những tòa tháp là cần thiết để đáp ứng nhu cầu nhà ở bền vững, vừa túi tiền và thân thiện với môi trường.
Dưới đây là 10 tòa nhà đạt giải thưởng Emporis Skyscraper Awards, do Emporis trao tặng.
1. Năm 2003: 30 St Mary Axe
Năm hoàn thành: 2003
Địa điểm: London, Anh
30 St Mary Axe được người dân London ưu ái gọi với cái tên Gherkin, thiết kế theo kiến trúc La Mã, có chiều cao 179,8m và chi phí xây dựng 226 triệu USD. Tọa lạc ngay giữa trung tâm tài chính của London, 30 St Mary Axe là cao ốc thân thiện với môi trường đầu tiên của thành phố này. Nhờ thiết kế và kính hình mạng nhện, tòa nhà luôn tràn ngập ánh sáng và thông gió tự nhiên, giúp giảm phụ thuộc vào hệ thống điều hòa không khí. Tòa nhà cũng sử dụng chủ yếu năng lượng sạch từ khí gas tự nhiên. Điều này có nghĩa 30 St Mary Axe thải ra lượng carbon thấp và chỉ tiêu thụ bằng một nửa nguồn năng lượng của các tòa nhà có quy mô tương tự.
2. Năm 2004: Taipei 101
Năm hoàn thành : 2004
Địa điểm: Đài Bắc, Đài Loan
Từ năm 2004 tới 2011, với chiều cao 509,2m, Taipei 101 là tòa nhà cao nhất thế giới. Chi phí xây dựng tòa nhà này là 1,76 tỷ USD. Taipei 101 sở hữu một trong những đài quan sát cao nhất và thang máy nhanh nhất thế giới với tốc độ 1.010m mỗi phút. Năm 2011, Taipei 101 được trao giải Bạch Kim của LEED (Leadership in Energy and Environment Design) nhờ thiết kế tiên tiến giúp giảm lượng nước và điện tiêu thụ cũng nhưng giảm lượng rác thải. LEED là giải thưởng của Hội đồng xây dựng cơ sở xanh của Mỹ, trao cho các công trình kiến trúc đi tiên phong trong thân thiện với môi trường và năng lượng.
3. Năm 2005: HSB Turning Torso
Năm hoàn thành: 2005
Địa điểm: Malmö, Thụy Điển
Với chiều cao 190m Turning Torso là tòa nhà cao nhất tại khu vực Scandinavia thuộc Bắc Âu. Được thiết kế bởi kiến trúc sư người Tây Ban Nha Santiago Calatrava và chi phí đầu tư 80 triệu USD, tòa nhà được hình thành từ 9 khối riêng biệt chồng lên nhau. Khối trên cùng được đặt vuông góc với khối nền. Là khu tổ hợp căn hộ, văn phòng, Turning Torso vẫn có thể được nhìn thấy từ thành phố Copenhagen, cách đó gần 24km. Tòa nhà sử dụng nguồn năng lượng tái chế. Mỗi căn hộ đều có lắp đặt thiết bị đo, giúp cư dân điều chỉnh việc sử dụng năng lượng và chi tiêu của mình.
4. 2006: Hearst Tower
Năm hoàn thành: 2006
Địa điểm: New York, Mỹ
Norman Foster được xây dựng làm trụ sở của hãng xuất bản tạp chí Hearst Corporation và cũng là niềm tự hào công ty này với thiết kế thân thiện với môi trường. Tòa nhà cao 181,97m, chi phí xây dựng là 500 triệu USD và cũng là tòa nhà văn phòng đầu tiên tại New York nhận giải Vàng của LEED.
90% thép sử dụng trong kết cầu tòa nhà là từ vật liệu tái chế, còn rác thải thực phẩm ướt được sử dụng làm phân bón. Tòa nhà cũng được trang bị các cảm biến ánh sáng giúp điều chỉnh lượng điện tiêu thụ. Đồng thời, mái nhà còn được thiết kế nhằm giữ lại nước mưa, giúp giảm áp lực lên hệ thống xả của thành phố.
5. Năm 2007: Het Strijkijzer
Năm hoàn thành: 2007
Địa điểm: Hague, Hà Lan
Sử dụng phần diện tích chỉ rộng 30x35, Het Strijkijzer, có nghĩa là “người sắt”, cao 131,58m. Thiết kế khác biệt của Het Strijkijzer được lấy cảm hứng từ tòa nhà biểu tượng Flatiron của thành phố New York. Cao ốc này có 300 căn hộ dành cho sinh viên, người trẻ tuổi và 48 căn cao cấp với giá thuê 1.346 USD mỗi tháng. Cư dân tại đây sử dụng thẻ để mở cửa vào tòa nhà và căn hộ. Ngoài ra, tại đây còn có hệ thống thang máy chậm chuyển thư, mỗi người chỉ việc nhập mã là hộp thư sẽ xuất hiện trên tường.
6. Năm 2008: Tháp Mode Gakuen Cocoon
Năm hoàn thành: 2008
Địa điểm: Tokyo, Nhật Bản
Tháp Mode Gakuen Cocoon Tower được thiết kế khép kín làm khuôn viên trường học. Tọa lạc tại quận đắt đỏ Nishi-Shinjuku của thành phố Tokyo, tòa nhà cao 204m, 50 tầng này có 3 trường dạy nghề với sức chứa 10.000 sinh viên. Đây là tòa nhà giáo dục cao thứ 2 trên thế giới, sau trụ sở của đại học Moscow, Nga. Mode Gakuen Cocoon có “Hệ thống hợp sinh”, điều chỉnh lượng nhiệt, điện và giúp tạo ra gần 40% năng lượng cho tòa nhà đồng thời giảm thải carbon. Thiết kế cong của tòa nhà tượng trưng cho chiếc kén, nơi các sinh viên học tập, tràu dồi và chuyển mình vươn lên.
7. Năm 2009: Aqua
Năm hoàn thành: 2009
Địa điểm: Chicago, Mỹ
8. Năm 2010: Khách sạn Porta Fira
Năm hoàn thành: 2010
Địa điểm: L'Hospitalet de Llobregat, Barcelona, Tây Ban Nha
Được thiết bởi kiến trúc sư người Nhật Toyo Ito, khách sạn màu đỏ nổi bật này nhận được nhiều lời khen nhờ sự ăn nhập của nó với đô thị đông đúc xung quanh. Cao 113m và chi phí đầu tư xây dựng là 122,5 triệu USD, Khách sạn Porta Fira được trang bị những công nghệ hiện đại và thân thiện với môi trường như hệ thống tiết kiệm năng lượng, nguồn thái dương năng cùng hệ thống thu thập và tái sử dụng nước. Dù là một trong những tòa nhà tân tiến nhất thế giới, giá phòng tại khách sạn này chỉ từ 109 USD mỗi đêm.
9. Năm 2011: New York by Gehry
Năm hoàn thành: 2011
Địa điểm: New York, Mỹ
Đây là cao ốc đầu tiên do kiến trúc sư người Canada Frank Gehry thiết kế. New York by Gehry có chi phí xây dựng 875 triệu USD và cao 265,18m, trở thành tòa chung cư cao nhất tại Mỹ La tinh. Tọa lạc tại khu Manhattan đắt đỏ, tòa nhà có thiết kế khác biệt với bề ngoài bằng thép không rỉ. Bên trong còn có một trường học và nhiều giải pháp tiên tiến thân thiện với môi trường đô thị.
10. Năm 2012: Tháo Absolute World
Năm hoàn thành: 2012
Địa điểm: Mississauga, Canada
Tọa lạc tại thành phố, Mississauga, tháp Absolute World 1 và 2 nổi bật với chiều cao lần lượt là 176m và 158m cùng thiết kế khác biệt. Hai tòa tháp được sử dụng chủ yếu làm nhà ở. Thiết kế hiện đại và đường cong của tòa nhà khiến nó được đặt biệt danh là Tháp Marilyn Monroe. Chi phí xây dựng hai tòa tháp này là 450 triệu đô la Canada. Mỗi tầng của hai tòa tháp đều có kích thước khác nhau, tầng trên lệch 8 độ so với tầng dưới.