1. Heinrich Kubis: Kubis là tiếp viên hàng không đầu tiên của thế giới. Ông không chỉ chăm sóc hành khách trên những chiếc máy bay như chúng ta vẫn thường hình dung mà làm việc trên khinh khí cầu. Ông bắt đầu sự nghiệp vào năm 1912 và làm việc |
2. Ellen Church: Ellen Church, bắt đầu sự nghiệp của mình từ những năm 1930 và trở thành nữ tiếp viên hàng không đầu tiên. Trên thực tế, bà cũng là một phi công nhưng thời điểm ấy người ta lại không ưu tiên phi công nữ. Vì vậy Church, lúc đó cũng đang là một ý tá dự bị, đã đề xuất ý tưởng rằng các nữ y tá sẽ phụ trách nhiệm vụ của cơ phó, bao gồm phục vụ hành khách và sơ cứu khi cần. |
3. Edith Lauterbach: L àm tiếp viên hàng không từ năm 1944, bà là người đầu tiên đấu tranh cho quyền lợi của phụ nữ trong ngành hàng không. Cùng với ba phụ nữ khác, bà thành lập Liên đoàn nữ tiếp viên đầu tiên trên thế giới, tiền đề cho các Công đoàn tiếp viên sau này. Nhờ bà, các nữ tiếp viên đã nhận được mức thù lao công bằng hơn. |
4. Ruth Carol Taylor: Bắt đầu công việc năm 1957, bà là tiếp viên da màu đầu tiên ở Mỹ. Bà đã mong muốn phá vỡ những rào cản về màu da nên ứng tuyển cho vị trí tiếp viên hàng không của hãng bay Trans World Airline. Bị từ chối sau đó vì lý do chủng tộc nhưng Taylor không hề từ bỏ. Bà sớm nhận được công việc tại Mohawk Airlines. |
5. Momi Gul Durrani: Bà là một trong những thành viên thuộc đội bay của hãng Pakistan International Airlines (PIA) ở những năm 1950 và 1960. Bà sở hữu các nét mặt phù hợp và ăn hình nên PIA đã lựa chọn Durrani xuất hiện trên rất nhiều quảng cáo của hãng. Bà nhanh chóng nổi tiếng và được nhớ đến, tuy nhiên điều đáng buồn xảy ra khi chiếc máy bay Boeing 720B gặp tai nạn gần sân bay Cairo và Durrani đang làm nhiện vụ trên chiếc máy bay xấu số đó. Bà đã ra đi cùng 114 hành khách khác. |
6. Neerja Bhanot: Một tiếp viên lâu năm của hãng hàng không Pan Am, Neerja Bhanot đã ra đi khi mới chỉ 23 tuổi trong một vụ không tặc ngày 5/9/1986. Bhanot đã bảo vệ hành khách khỏi những tên khủng bố trên chuyến từ Mumbai đến New York. Sau 17 giờ, những tên khủng bố đã châm lửa và kích nổ. Bhanot khi ấy mở cửa và giúp đỡ hành khách trốn thoát, thay vì chạy trốn để bảo vệ bản thân. Cô hy sinh che đạn bảo vệ ba em nhỏ. |
7. Ulrike Patzelt: Tiếp viên hàng không người Mỹ gốc Đức này được biết đến bởi sự can đảm khi bảo vệ 152 hành khách và đội bay trong một vụ không tặc trên máy bay TWA Flight 847 năm 1985. Với thái độ bình tĩnh và biết tiếng Đức, Patzelt có thể nói chuyện cũng như đàm phán với những tên khủng bố người Liban. Cô bảo vệ hành khách và đàm phán thành công với khủng bố, giải thoát toàn bộ máy bay. |
8. Barbara Jane Harrison: Vào năm 1968, Barbara Jane Harrison từ bỏ mạng sống của mình để cứu các hành khách trên chiếc máy bay Boeing 707-465 của tập đoàn Intercontinental for British Overseas Airways. Ba phút sau khi cất cánh, máy bay hạ cánh vì cháy động cơ và tổ bay bắt đầu thực hiện quy trình sơ tán hành khách. |
9. Vesna Vulovic: Đây là người duy nhất sống sót trên máy bay DC-9 của hãng hàng không Nam Tư. Quốc gia này khi đó bị chiến tranh tàn phá, và một nhóm phát xít lên kế hoạch đặt bom trên máy bay. Vulovic có mặt trên chuyến bay định mệnh ấy. Khi đang bay qua thành phố Srbska-Kamenice, quả bom đã phát nổ, xé tan chiếc DC-9 thành từng mảnh và rơi xuống sườn núi. Tất cả 28 hành khách thiệt mạng, nhưng điều kỳ diệu xảy ra khi Vulovic vẫn còn sống sót. |
10. Johanna Sigurdardottir: Bà là một cựu chính trị gia và từng giữ vị trí Thủ tướng của Iceland. Trước đó bà bắt đầu sự nghiệp của mình bằng việc trở thành tiếp viên hàng không cho hãng bay chính của Iceland thời điểm đó là Loftleidir. Bà không chỉ là nữ thủ tướng đầu tiên trên thế giới mà còn là người đồng tính công khai đầu tiên đứng đầ u một chính phủ. |