Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 thương hiệu danh tiếng sẽ biến mất năm 2013 

Kinh doanh thua lỗ, chậm đổi mới sản phẩm là những nguyên nhân chính dẫn tới việc nhiều thương hiệu lớn như Avon, Suzuki, RIM... có thể bị xóa sổ trong năm 2013.

10 thương hiệu danh tiếng sẽ biến mất năm 2013 

Kinh doanh thua lỗ, chậm đổi mới sản phẩm là những nguyên nhân chính dẫn tới việc nhiều thương hiệu lớn như Avon, Suzuki, RIM... có thể bị xóa sổ trong năm 2013.

1. Avon

Thật khó để tin rằng một trong những thương hiệu nổi tiếng nhất nước Mỹ có thể không còn trong năm 2013 nhưng điều này có thể trở thành sự thật bất kể công ty đã nỗ lực để vực dậy hoạt động với một chương trình tái cơ cấu trị giá tới 800 triệu USD khởi động từ năm 2011. Cựu CEO Andrea Jung vừa bị lật đổ vào cuối năm ngoái sau khi đã gần như phá hoại công ty, trong khi CEO mới Sherilyn S. McCoy, người trước đây từng thuộc ban lãnh đạo của Johnson & Johnson mới gia nhập tháng 4 vừa rồi và chưa làm được gì nhiều. Hậu quả là giá cổ phiếu của Avon đã giảm tới 60% trong 4 năm qua.

9. MetroPCS 

Nhà cung cấp dịch vụ viễn thông này có mức tăng trưởng quá nhỏ bé so với 2 đối thủ cùng thị trường là T-Mobile, AT & T khi chỉ có thêm khoảng 100.000 người dùng mới trong quý vừa qua. Một đề nghị mua lại từ các đối thủ được nhiều chuyên gia đánh giá là đáng xem xét đối với MetroPCS khi nhu cầu của người dùng được dự báo càng nhiều trong khi khả năng của MetroPCS lại có hạn. 

8. Raiders Oakland

Raiders sẽ chơi bóng tại NFL năm tới, chỉ có điều họ sẽ không chơi ở Oakland. Sân vận động Oakland sẽ hết niên hạn vào năm tới, và nếu các cầu thủ còn muốn góp mặt trong các trận cầu, họ sẽ phải xem xét chuyển đến một sân nhà khác ở L.A. Điều đó đồng nghĩa với việc cái tên Raiders Oakland sẽ biến mất.

7. Salon.com

Thời kỳ hoàng kim của Salon.com bắt đầu tư năm 1995, khi trang web này là kênh tiên phong cho các trang bình luận tin tức online. Dĩ nhiên, lợi thế này hiện đã mất đi với việc xuất hiện của hàng trăm kênh bình luận tương tự. Nợ ngắn hạn lên tới 174 triệu USD trong khi tài khoản chưa tới 150.000 USD, cả giám đốc điều hành và giám đốc tài chính đều lần lượt nghỉ việc, Salon.com được đánh giá là khó có khả năng phục hồi kể cả khi được các nhà đầu tư rót vốn trở lại.

6. Suzuki

American Suzuki Motor chỉ bán được 10.695 xe ô tô và xe tải nhẹ trong 5 tháng đầu năm nay, giảm 3,9% so với cùng kỳ năm 2011. Uy tín nghèo nàn, áp lực cạnh tranh mạnh mẽ từ Hyundai và sự đổ vỡ của mô hình kinh doanh xe giá rẻ, tiết kiệm nhiên liệu khiến một trong những tên tuổi lớn trong ngành sản xuất ô tô có thể biến mất trong năm 2013.

5. Pacific Sunwear

Nhà cung cấp các phụ kiện đi biển Pacific Sunwear có thể phải đối mặt với nguy cơ phá sản trong năm tới do chịu ảnh hưởng lớn từ khủng hoảng kinh tế. Tiền mặt của hãng đã giảm 22 triệu USD từ mức 50 triệu USD vào cuối quý trước, trong khi các khoản nợ hàng chục triệu USD đã đến hạn thanh toán.

4. RIM

Từng chiếm tới 44% thị phần điện thoại thông minh vào năm 2009, RIM đã đánh mất ngôi vương của mình chỉ trong 4 năm ngắn ngủi vào tay Apple, Samsung, Motorola và thậm chí là cả HTC. Sự trì trệ trong việc đổi mới sản phẩm khiến ông hoàng một thời chỉ giữ được 10% thị phần trong năm nay, và hầu như biến mất trên các diễn đàn công nghệ nổi tiếng thế giới. Lỗ quý thứ 3 liên tiếp, sa thải hàng ngàn nhân viên, RIM có thể là cái tên nổi tiếng nhất bị xóa sổ trong năm 2013.

3. Current TV

Sa thải ngôi sao duy nhất có thể giúp mang về các khoản tài trợ, Current TV đã tự đào hố chôn mình sau khi rating sụt giảm tới 70%. Sự phát triển của truyền hình cáp và kỹ thuật số cũng góp phần khiến các kênh truyền hình vệ tinh truyền thống như Current TV không còn đất sống.

2. Talbots

Là một trong những công ty bán lẻ chịu ảnh hưởng lớn nhất từ cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, cổ phiếu của Talbots đã mất tới 90% thị giá chỉ trong vòng 5 năm. Vừa qua, Talbots đã lên kế hoạch đóng cửa khoảng 110 cửa hàng trên toàn thế giới sau khi doanh thu bán hàng năm 2012 chưa bằng một nửa năm ngoái.

1. American Airlines

Công ty mẹ của American Airlines đã đệ đơn xin phá sản tại Mỹ từ tháng 11/2011 nhưng một số chi nhánh vẫn còn hoạt động. Tuy nhiên, điều này chỉ càng làm cho tương lại bị xóa sổ của American Airlines trở nên rõ ràng hơn, nhất là khi một kế hoạch mua lại đã được CEO của US Airways đã xác nhận, với mục đích giữ lại công việc cho tất cả các nhân viên của American Airlines.

Hạ Minh

Theo WSJ/Infonet

Hạ Minh

Theo WSJ/Infonet

Bạn có thể quan tâm