1. Yoshiro Nakamatsu ngăn oxy lên não để nghĩ ra ý tưởng lớnỞ tuổi 85, Nakamatsu là một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất Nhật Bản. Ông được cấp bằng sáng chế đĩa mềm vào năm 1952 và ngoài ra còn sở hữu 3.300 bằng sáng chế khác. Ông là cha đẻ của đầu hát karaoke, hộp bơm dung dịch, đồng hồ taxi và đồng hồ kỹ thuật số. Để phục vụ công việc sáng tạo, ông thường đẩy bộ não và cơ thể của mình lên ngưỡng giới hạn bằng cách đi bơi và nhấn đầu mình chìm xuống nước tới mức sắp chết đuối. Điều này được ông lý giải như sau: "Để ngăn não không nhận được oxi, bạn phải lặn sâu tới khi áp lực nước không cho máu lên não. Tôi thường nghĩ ra ý tưởng mới vào thời điểm nửa giây trước cái chết". Sau đó ông ghi lại ý tưởng của mình vào một quyển sổ dưới nước và quay lên bờ. Những điều này được trang Business Insider tổng hợp và nêu ra trong bài viết về những nhân vật tương tự Yoshiro. |
2. Leonardo da Vinci vẽ bằng tay phải trong khi viết kịch bản bằng tay tráiNăm 1995, Bill Gates đã mua một trong những cuốn sổ tay có hình vẽ phác hoạ và những chữ viết tay ngược của da Vinci với giá 30 triệu đô. Discover nhận định: "Là một người thuận hai tay và mắc chứng khó đọc, Leonardo có thể vẽ bằng một tay trong khi viết bằng tay còn lại, tạo ra một bản thảo theo kiểu hình ảnh phản chiếu mà người ta khó có thể đọc được - đó cũng là mục đích của ông". Việc vẽ và viết cùng lúc giúp cho da Vinci nhanh chóng hoàn thành công việc hơn. Thêm vào đó, cũng giống như một kiểu mã hoá thời xưa, khả năng viết chữ ngược đó của da Vinci giúp cho ông giữ bí mật những ý tưởng của mình - cho đến khi ông trình bày chúng với một nhà đầu tư nào đó. |
3. Jonathan Franzen bịt mắt để tập trung làm việcTrong kỷ nguyên của những tin nhắn giới hạn 140 ký tự, Franzen đã tạo ra cả một tiểu thuyết. Những quyển "Sửa sai" và "Tự do" đã phơi bày các kỳ quái mang tính đặc thù của gia đình Mỹ. Nhưng để viết được những cuốn tiểu thuyết 500 trang như thế, Franzen không chỉ dừng lại ở việc tẩy chay mạng xã hội. Ông còn chặn hết tất cả các kích thích cảm giác của mình. Theo thông tin từ tờ New York Times, khi viết, tác giả này dùng bịt tai và bịt mắt để có thể thực sự tập trung. Ông nói: "Bạn thừa sức tìm được phím 'home' trên bàn phím máy tính. Chúng có cái gờ nho nhỏ nổi lên". |
4. Ludwig van Beethoven phát triển các ý tưởng trong phòng tắmMặc dù bị khiếm thính, Beethoven đã trở thành một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại nhất thế giới với các tác phẩm như "Sonata Ánh Trăng". Và điều thú vị là, phòng tắm là nơi ý tưởng của ông tràn về. Anton Schindler, học sinh và cũng là thư ký của ông, đã kể rằng nhà soạn nhạc đã đứng "ở bồn rửa mặt và đổ đầy nước lên tay, rống lên các nốt nhạc và thỉnh thoảng ngân nga giai điệu một mình". Sau đó thì ông sẽ sải bước trong phòng, đảo mắt, viết ra các nốt nhạc, rồi lại tiếp tục đổ nước và ca hát. Theo Schindler, đó là những lúc ông tĩnh tâm mà "không ai có thể can thiệp". Beethoven đã chứng minh một điều, rằng các ý tưởng lớn thường được tạo ra trong lúc tắm. |
5. Thomas Edison không chịu ngủ khi đang trên đà may mắnMặc dù Edison thường tranh thủ có một giấc ngủ ngắn, ông thường ngủ ít nhất có thể - chỉ 3 tiếng mỗi đêm. Ông cho rằng, ngủ là một thói quen của thời còn ăn lông ở lỗ và là một việc rất tốn thời gian. Đó cũng là lý do ông đã làm việc suốt 72 tiếng đồng hồ liên tục rồi mới chịu đi ngủ. Kết quả của sự thiếu ngủ này là ông đã sáng tạo ra máy quay đĩa, pin alkaline, bóng đèn cải tiến và 1093 phát minh khác. Trong một lá thư viết năm 1921, ông nói: "Người ta thường coi 'thiếu ngủ' như một tai họa. Họ phải coi chúng như một sự thiếu thời gian, sức sống và các cơ hội mới phải". |
6. Marissa Mayer ngủ trên bàn làm việc để tăng tối đa năng suấtMayer thường tập trung trí lực vào một dự án với hy vọng nó sẽ mang tính đột phá. Khi CEO của Yahoo còn làm việc ở Google, bà đã dành 130 tiếng đồng hồ mỗi tuần cho công việc. Để làm được điều đó, bà thường ngủ trên bàn làm việc và có "chiến lược" cho việc tắm rửa của mình. Tất cả những điều này là để tận dụng tối đa thời gian của bà, và cũng là lý do người ta hiếm khi thấy bà rời khỏi chiếc laptop. Vậy làm sao bà có thể không bị kiệt sức? Bí quyết là cứ 4 tháng một lần bà lại đi nghỉ 1 tuần. |
7. Charles Dickens thích đến nhà xác để luyện nãoKhi Dickens không viết "Kỳ vọng lớn lao" hay quay bàn làm việc về phía bắc, người ta có thể tìm thấy ông đang quan sát các cái xác ở nhà xác Paris. Thói quen này thể hiện "niềm yêu thích đối với những điều kinh tởm" của ông và cũng khiến ông tìm đến các hiện trường vụ án để chơi trò thám tử. Một số người cho rằng việc tìm cách giải quyết các vụ án giúp ông rèn luyện tư duy phê phán - một yếu tố rất cần thiết cho những tiểu thuyết đồ sộ của nhà văn này. |
8. Maya Angelou chiếm một phòng khách sạn để chặn mọi thứ và viết các tác phẩm của mìnhNếu nói nhà văn nhà thơ này năng suất thì vẫn chưa đủ. Trong 50 năm viết văn, bà đã sáng tác ra nhiều tự truyện, vài tập thơ, phim và chương trình truyền hình. Bà còn được trao tặng Huân chương Tự do từ Tổng thống - sự vinh danh cao nhất cho một người dân Mỹ. Bí quyết của bà chính là một phòng nhỏ trong khách sạn, nơi bà sẽ đến từ 7h đến 14h, mang theo một quyển từ điển, một quyển Kinh thánh, một bộ bài và một chai rượu sherry để phục vụ cho việc sáng tạo văn chương của mình. "Tôi còn ở đó chừng nào tôi còn sáng tạo được" - bà tâm sự trong một cuộc phỏng vấn - "đó là một việc cô đơn và cũng tuyệt vời". |
9. Nhà tâm lý học B. F. Skinner ám ảnh bởi chuyện tính toán thời gian và năng suấtSkinner đã góp phần tìm ra Thuyết hành vi, một trường phái tâm lý học quan trọng của thế kỷ 20. Theo ông, mọi hành động của chúng ta đều có thể được tính toán, đào tạo và thay đổi, nếu chúng ta để ý đến đầu ra và đầu vào. Skinner áp dụng điều đó cho bản thân mình. Ông bắt đầu và kết thúc ngày làm việc của mình với một chiếc đồng hồ bấm giờ. Ông tính thời gian làm việc và những từ ông viết ra. 60 năm trước khi dữ liệu định lượng chuyển động trở nên phổ biến, ông đã có thể dùng số liệu để cải thiện năng suất bản thân. |
10. Francis Bacon cho rằng những cơn say có lợi cho việc vẽ tranhBacon, một hoạ sĩ người Anh , người vẽ ra những bức chân dung khủng khiếp và dữ dội, đã sống một cuộc sống quen với men rượu. Những chai rượu bia ở những các quán xá và những câu lạc bộ chính là một phần cuộc sống hàng ngày của ông. Điều thú vị là, điều này lại giúp cho sự sáng tạo củả nhân vật này. Ông nói: "Tôi thường làm việc trong cơn say, bởi khi đó đầu tôi tràn trề năng lượng và khi đó tôi có thể suy nghĩ một cách mạch lạc". |