1. Khi bạn đã làm việc được hơn 10 nămNếu trong hơn 10 năm làm việc với công ty, bạn từng làm 4 vị trí khác nhau và vẫn yêu thích công việc thì không cần thiết phải cân nhắc chuyển việc. Nhưng nếu bạn đã bó buộc bản thân vào một vị trí quá lâu tại một công ty thì đây chính là thời điểm để cân nhắc các lựa chọn việc làm mới. Sự thay đổi trong môi trường làm việc sẽ giúp trau dồi các kỹ năng của bạn.
|
2. Khi bạn làm việc cực tốtKhi là một nhân viên xuất sắc, bạn cũng nên cân nhắc chuyển việc bởi có thể bạn đã làm tại công ty đó quá lâu hoặc bạn thừa năng lực để đảm nhiệm những vị trí tốt hơn. Hơn nữa, bạn cần đối mặt với thử thách phù hợp với năng lực của mình và học hỏi những thứ mới. |
3. Khi bạn làm việc cực tệĐôi khi, năng lực và kỹ năng của bạn không phù hợp với yêu cầu công việc và điều này chỉ biết được sau khi được tuyển dụng. Lý do có thể là bạn chưa có đủ kinh nghiệm để nổi trội trong công việc hoặc bạn đã chọn sai nghề. Lựa chọn tốt nhất khi điều này xảy ra là tìm một công việc phù hợp hơn. |
4. Khi bạn không hòa hợp với đồng nghiệpThực tế là hàng ngày bạn dành thời gian bên cạnh đồng nghiệp hơn những người yêu thương của mình. Vì vậy, việc bạn không thể tìm được ít nhất một người đồng cảm tại nơi làm việc là dấu hiệu cho thấy bạn không phù hợp với văn hóa công ty này. |
5. Sau khi hoàn thành một dự án lớn thành côngSau khi hoàn tất một dự án lớn thành công, bạn có thể cân nhắc hai điều sau. Thứ nhất, sau một thời gian dài mệt mỏi và vất vả, bạn có thể làm mới bản thân bằng cách dự tuyển vào các vị trí mới và đi phỏng vấn. Thứ hai, bạn có thể thêm những thành tựu mới khi làm dự án này vào đơn xin việc và thảo luận với các nhà tuyển dụng tiềm năng. |
6. Sau khi kết thúc một năm tài chínhNăm tài chính của một công ty có thể tính theo lịch thông thường hoặc không. Tuy nhiên, kết thúc năm tài chính mở ra một khởi đầu mới, các công ty bắt đầu với những cải tiến và thuê thêm người để thực hiện các mục tiêu mới. Đây là thời điểm để bạn tìm kiếm những công ty mục tiêu của mình và bắt đầu năm tài chính của họ. |
7. Sau kỳ nghỉKhi bắt đầu một công việc mới, bạn sẽ không có thời gian để đi nghỉ hoặc không nhận được sự tin tưởng của sếp mới để làm điều đó. Vì vậy, hãy lên kế hoạch đi du lịch để “sạc” lại bản thân trước khi bắt đầu một trang mới trong sự nghiệp của mình. |
8. Khi mục tiêu của bạn không nhất quán với mục tiêu của công tyNếu may mắn, mục tiêu nghề nghiệp của bạn và công ty bạn làm việc nhất quán với nhau. Nhưng đôi khi không được như vậy. Khi điều đó xảy ra, hãy tìm công việc mới phù hợp với mục tiêu nghề nghiệp của bạn và theo đuổi các cơ hội. |
9. Khi năng lực của bạn bị đánh giá thấpBạn là nhân viên có năng lực và chăm chỉ, nhưng sếp bạn chưa bao giờ đánh giá cao điều đó? Đồng nghiệp được thăng chức và tăng lương, còn bạn thì không? Bạn đã từng nói chuyện với sếp về điều này nhưng không khả quan? Nếu vậy, đây chính là thời điểm để bạn chuyển việc. |
10. Khi bạn hài lòng với công việc hiện tạiNghe có vẻ vô lý khi tìm công việc mới dù hài lòng với công việc hiện tại. Tuy nhiên, bạn nên thường xuyên cập nhật hồ sơ của mình trên các trang trực tuyến để tìm kiếm những cơ hội tốt hơn và cân nhắc một cách cẩn trọng. |