Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2012

Tokyo, Osaka (Nhật), Luanda (Angola) là 3 thành phố đứng đầu trong danh sách đắt đỏ nhất thế giới năm 2012.

10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2012

Tokyo, Osaka (Nhật), Luanda (Angola) là 3 thành phố đứng đầu trong danh sách đắt đỏ nhất thế giới năm 2012.

> 10 thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2011

Cuộc khảo sát chi phí sinh hoạt thường niên được Công ty Mercer Human Resource Consulting (Anh) tiến hành tại 214 thành phố trên toàn thế giới và lấy New York làm chuẩn. Xếp hạng dựa theo chi phí của hơn 200 mặt hàng, dịch vụ tại các thành phố, bao gồm giá nhà đất, giao thông, thức ăn, quần áo và giải trí.

1. Tokyo, Nhật Bản

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: 4.848 USD/tháng

Giá một tách cà phê: 8,29 USD

Giá một gallon xăng: 7,34 USD

Giá nhật báo quốc tế: 6,38 USD

Giá một bữa đồ ăn nhanh: 8,29 USD

Tokyo là nơi phí sinh hoạt đắt đỏ nhất trên trái đất và cũng là một trong ba thành phố của Nhật nằm trong danh sách này. Xếp hạng của Tokyo tăng 2 bậc so với năm 2011. Trong 5 năm qua, thành phố này luôn giữ vị trí thứ nhất và thứ hai. Mặc dù giá thuê nhà tại đây không thay đổi nhiều nhưng giá các mặt hàng như cà phê, nhiên liệu và đồ ăn nhanh lại tăng.

Là trung tâm kinh tế quan trong nhất của Nhật Bản, Tokyo thu hút đông đảo cư dân từ nhiều nơi trên thế giới tới sinh sống và làm việc. Tuy nhiên, theo hãng tư vấn bất động sản của Anh - Knight Frank, giá bất động sản tại Tokyo được dự báo sẽ giảm trong năm 2012. Việc các doanh nghiệp cắt giảm chi phí và sa thải nhân viên khiến cầu nhà đất tại đây giảm mạnh.

2. Luanda, Angola

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: 6.500 USD/tháng

Giá một tách cà phê: 3,9 USD

Giá một gallon xăng: 2,38 USD

Giá nhật báo quốc tế: 5,46 USD

Giá đồ ăn nhanh: 19.94 USD

Luanda là thủ đô của Angola, quốc gia sản xuất dầu mỏ lớn thứ 2 tại châu Phi. Giá dầu mỏ tăng vọt đã giúp Angola trở thành nền kinh tế lớn thứ 3 tại tiểu vùng sa mạc Sahara châu Phi sau Nam Phi và Nigeria. Nguồn thu từ việc bán dầu thô chiếm hơn 95% tổng doanh thu xuất khẩu của quốc gia này. Angola cũng là quốc gia nhận được nguồn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất trong khu vực. Chính phủ Angola dự báo tăng trưởng GDP sẽ đạt 12,8% trong năm 2012.

Năm 2010, thành phố này đứng vị trí dẫn đầu trong danh sách. Chi phí tốn kém nhất tại thành phố Luanda là thuê nhà. Mặc dù giá thuê đã giảm xuống 500 USD so với năm ngoái nhưng vẫn còn 6.500 USD cho một căn nhà 2 phòng ngủ. Trong tháng 3 vừa rồi, lạm phát tại thành phố này lên tới 11%.

3. Osaka, Nhật Bản

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: 3.062 USD/tháng

Giá một tách cà phê: 7,02 USD

Giá một gallon xăng: 6,85 USD

Giá nhật báo quốc tế: 6,38 USD

Giá đồ ăn nhanh: 8,29 USD

Trong danh sách thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2012, Osaka, thành phố lớn thứ 2 tại Nhật, đã nhảy 3 bậc từ vị trí thứ 6 của năm 2011 và 2010. Là trung tâm thương mại quan trọng của Nhật, Osaka đón khoảng 1,1 triệu người từ các thành phố lân cận tới làm việc mỗi ngày, theo số liệu từ Cục Thống kê Nhật. Mức giá thuê nhà tại đây tăng cao là do mật độ dân số đông, nhu cầu ngày càng lớn trong khi nguồn cung có hạn.

4. Moscow, Nga

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: 4.200 USD/tháng

Giá một tách cà phê: 8,37 USD

Giá một gallon xăng: 3,67 USD

Giá nhật báo quốc tế: 9,78 USD

Giá đồ ăn nhanh: 6,7 USD

Moscow là thành phố đắt đỏ nhất tại châu Âu và cũng giữ vị trí thứ 4 trên thế giới từ năm 2010. Mặc dù tham nhũng, ô nhiễm và tắc nghẽn giao thông lan tràn, thành phố này vẫn là trung tâm kinh tế, chính trị của Nga và thu hút đông đảo cư dân thế giới. Đây là thành phố thu hút đầu tư lớn nhất tại Nga và chiếm tới 25% của nền kinh tế trị giá 1.500 tỷ.

Giá thuê một căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ tại đây đã tăng 200 USD so với năm 2011. Nhu cầu nhà ở xa xỉ cũng tăng cao do lượng người giàu có tại đây ngày càng nhiều. Theo Tạp chí Forbes, Moscow là thành phố có nhiều tỷ phú nhất thế giới với 79 người.

5. Geneva, Thụy Sĩ

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: 4.818 USD/tháng

Giá một tách cà phê: 6,57 USD

Giá một gallon xăng: 7,46 USD

Giá nhật báo quốc tế: 4,38 USD

Giá đồ ăn nhanh: 12,59 USD

Geneva, thành phố lớn thứ 2 tại Thụy Sĩ, giữ vị trí thứ 5 trong danh sách này của Mercer trong 3 năm liền. Thụy Sĩ là quốc gia Tây Âu duy nhất có thành phố nằm trong danh sách này. Việc nâng giá đồng Franc Thụy Sĩ đã khiến phí sinh hoạt tại thành phố này tăng cao. Mức giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ tại Geneva đã tăng gần 300 USD so với năm ngoái, lên 4.800 USD mỗi tháng.

Geneva là nơi đặt trụ sở của 20 tổ chức quốc tế như Liên hợp quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, Hội chữ thập đỏ thế giới ... Đây là một trong những lý do khiến thành phố này thu hút nhiều người từ khắp thế giới đến sinh sống và làm việc với 44% dân số là người nước ngoài. Genava cũng là thành phố có những trường tư thục đắt nhất thế giới, làm tăng thêm chi phí cho các gia đình sống tại đây.

6. Zurich, Thụy Sĩ

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: 3.614 USD/tháng

Giá một tách cà phê: 6,02 USD

Giá một gallon xăng: 7,38 USD

Giá nhật báo quốc tế: 4,38 USD

Giá đồ ăn nhanh: 12,59 USD

Zurich là nơi đặt đại bản doanh của nhiều ngân hàng lớn như UBS và Credit Suisse. Trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2012, thành phố này đã tăng từ hạng 7 và 9 của năm 2011 và 2010. Thành phố này thu hút đông đảo các công ty quốc tế bởi mức thuế suất thấp. Bên cạnh đó, nhiều người trên thế giới bị thu hút bởi chất lượng sống cao tại đây. Zurich xếp thứ 3 trên thế giới về giáo dục, thuế và an sinh xã hội.  Trong khi hầu hết các thành phố tại châu Âu đều tụt hạng trong danh sách này, việc đồng Franc Thụy Sĩ tăng cao đã đẩy phí sinh hoạt tại Zurich và các thành phố lớn của Thụy Sĩ nói chung tăng cao.

Theo kết quả khảo sát của Mercer, Zurich xếp thứ 6 trong danh sách các thành phố đắt đỏ nhất thế giới, nhưng theo nghiên cứu tương tự của Tổ chức Economist Intelligence Unit (EIU), thành phố này lại đứng thứ nhất. Khảo sát của EIU tiến hành tại 130 thành phố trên thế giới, dựa trên mức giá của hơn 160 mặt hàng và dịch vụ. 

7. Singapore

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: 3.588 USD/tháng

Giá một tách cà phê: 5,18 USD

Giá một gallon xăng: 6,55 USD

Giá nhật báo quốc tế: 3,59 USD

Giá đồ ăn nhanh: 5,66 USD

Giống như các trung tâm tài chính khác tại châu Á, Singapore thu hút nhiều người đến sinh sống và làm việc, khiến phí sinh hoạt tại đây tăng cao. Trong danh sách thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2012, Singapore tăng hạng so với vị trí thứ 8 và 11 của năm 2011 và 2010.

Ngoài mức giá thuê nhà cao, chi phí sở hữu xe hơi tại thành phố này cũng cao ngất. Để được phép mua một chiếc xe mới, một người phải mất khoảng 46.000-67.000 USD. Chi phí để có được giấy phép có thời hạn 10 năm đã tăng tới 40% kể từ đầu năm 2012. Theo số liệu từ trang xe hơi SGcarmart.com, mức giá trung bình của một chiếc Toyota Vios cỡ nhỏ tại Singapore là 85.700 USD đã bao gồm giấy phép.

8. N’ Djamena, Cộng hòa Chad

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: N/A

Giá một tách cà phê: 3,32 USD

Giá một gallon xăng: 6,55 USD

Giá nhật báo quốc tế: 6,85 USD

Giá đồ ăn nhanh: 25,18 USD

N’Djamena là thủ đô và trung tâm kinh tế của nước Cộng hòa Chad. Trong danh sách thành phố đắt đỏ nhất thế giới năm 2012, thành phố này giảm 5 bậc, từ vị trí thứ 3 năm 2010 và 2011.

Nguyên nhân chính khiến chi phí sinh hoạt tại N’Djamena luôn ở mức cao là những khó khăn trong việc tìm một nơi ở an toàn và phù hợp do tình hình bất ổn và bạo lực lan tràn. Một nơi ở đáp ứng được những tiêu chí tối thiểu đó luôn có mức giá cao ngất trời. Ngoài ra, việc nhiều người đổ xô đến thành phố với ngành công nghiệp dầu mỏ phát triển này đã đẩy phí sinh hoạt tại đây lên cao. Ngành công nghiệp này tại Chad thu hút nhiều công ty dầu mỏ khổng lồ trên thế giới như Tập đoàn Dầu khí Trung Quốc (CNPC), Exxon Mobil, Chevron và Công ty Petronas của Malaysia.

9. Hong Kong

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: 7.092 USD/tháng

Giá một tách cà phê: 6,83 USD

Giá một gallon xăng: 8,36 USD

Giá nhật báo quốc tế: 3,61 USD

Giá đồ ăn nhanh: 3,54 USD

Hong Kong là thành phố duy nhất của Trung Quốc nằm trong danh sách này. Một trong những dịch vụ tăng giá mạnh nhất tại Hong Kong là thuê nhà. Mức giá thuê nhà xa xỉ 2 phòng ngủ tại thành phố này nhảy vọt từ 5.800 USD năm 2011 lên 7.100 USD trong năm nay. Hong Kong một trong những thành phố có mật độ dân số đông nhất thế giới trong khi nguồn cung lại hạn hẹp. Do đó, từ năm 2006-2011, giá nhà đất tại đây đã tăng hơn 93%.

Theo hãng tư vấn bất động sản Knight Frank, Hong Kong là thị trường bất động sản “nóng” thứ 2 trên thế giới. Là một trong những trung tâm tài chính lớn nhất thế giới, Hong Kong thu hút nhiều người đến kiếm sống. Đây là lý do khiến giá sinh hoạt tại đây ngày càng tăng cao. Trong tháng 4, lạm phát tại đây đã tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

10. Nagoya, Nhật Bản

Giá thuê căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ: 2.551 USD/tháng

Giá một tách cà phê: 6,38 USD

Giá một gallon xăng: 6,7 USD

Giá nhật báo quốc tế: 6,38 USD

Giá đồ ăn nhanh: 8,42 USD

Vài năm trở lại đây, phí sinh hoạt tại thành phố Nagoya, thuộc tỉnh Aichi, tăng chóng mặt. Thành phố này nhảy vọt từ vị trí số 11 năm 2011 và 19 năm 2010 lên vị trí số 10 trong danh sách năm nay. Nagoya là trung tâm sản xuất xe hơi của Nhật và là thành phố trọng điểm đối với các hãng xe nổi tiếng thế giới như Toyota, Honda, General Motors và Volkswagen.  Giá nhà đất tại thành phố này luôn ở mức cao do nhu cầu lớn. Nagoya là thành phố có mật độ dân số lớn thứ 3 tại Nhật Bản.

Dù giá thuê một căn hộ xa xỉ 2 phòng ngủ tại Nagoya chỉ bằng một nửa so với tại Tokyo nhưng giá một tách cà phê, nhiên liệu hay đồ ăn nhanh tại thành phố này lại khá cao. Đồng Yen tăng giá khiến cho chi phí sinh hoạt Nhật nói chung ngày càng tăng vọt.

Phong Lâm

Theo Infonet/CNBC

Phong Lâm

Theo Infonet/CNBC

Bạn có thể quan tâm