Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 thành phố bí ẩn dưới nước

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, một số thành phố cổ của Hy Lạp, Hà Lan hay Đức giờ chỉ còn là đống đổ nát dưới đáy các biển và hồ.

Vương quốc Dian 

Năm 2001, một đội khảo cổ đang làm việc tại hồ Phúc Kiến, Trung Quốc phát hiện nhiều ngôi nhà nằm dưới đáy hồ. Họ còn tìm thấy các bức tường, tuyến phố lát đá và di tích của một thành phố có diện tích khoảng 6,5 km2. Sau khi kiểm tra niên đại của các bình gốm, nhóm khảo cổ xác định thành phố này xuất hiện khoảng 1.750 năm trước. Theo nhận định của các nhà khoa học, một phần của thành phố đã nứt và trượt xuống hồ, nơi nó được bảo tồn trong hàng trăm năm. Trước đó, người dân địa phương nói rằng họ thường thấy một thành phố ma dưới mặt nước trong những ngày lặng sóng. Qua nhiều năm, câu chuyện về thành phố này này càng trở nên bí ẩn. 

Eidum

Hiện tại Eidum là một thị trấn nằm sâu dưới nước, cách bờ biển Wadden, phía tây bắc nước Đức, hàng trăm mét. Thị trấn này được xây vào đầu thế kỷ 14 và sửa chữa nhiều lần sau các thiên tai. Do vị trí gần bờ biển, nên Eidum thường xuyên hứng chịu những trận sóng từ Biển Bắc và trở nên tàn tạ dần. Năm 1436, một trận lũ lớn tàn phá khu vực, khiến 180 người chết và buộc người dân sống ở ven biển chạy đến vùng đất cao hơn. Ở đó, họ dựng một khu định cư mới và trở thành thị trấn Westerland ngày nay. Theo người dân địa phương, hiện nay họ vẫn nhìn thấy tàn tích của Eidum khi thủy triều xuống thấp.

Olous

Olous từng là một thành phố thịnh vượng của Hy Lạp với khoảng 40.000 dân nằm trên đảo Crete ở biển Địa Trung Hải. Tuy nhiên, do quá trình xâm lấn của biển và động đất, thành phố Olous dần dần chìm dưới đáy biển. Mặc dù từng trải qua thời kỳ huy hoàng và phát triển tương đương với các thành phố khác ở Hy Lạp về công nghiệp, thương mại và kiến trúc, song Olous lại có một điểm yếu: Nó được xây dựng trên bờ biển có nền đất mềm, thay vì xây trên nền móng đá vôi như các thành phố khác trên đảo. Ngày nay, nhiều bức tường thành của Olous vẫn nổi lên mặt nước khi thủy triều xuống thấp.

Llys Helig

Theo truyền thuyết, Helig ap Glanawg, một hoàng tử xứ Wales, đã xây một cung điện rộng lớn ở phía bắc đất nước trong thế kỷ 6. Vương quốc của vị hoàng tử trải dài trên một khu vực mà ngày nay người ta gọi là Vịnh Conwy. Tuy nhiên, khi quá trình xây cung điện kết thúc, một trận bão ập tới và nước dâng lên, nhấn chìm cung điện và mọi thứ trong vương quốc. Đến ngày nay, người ta vẫn tranh cãi về thực hư của thành phố cổ nằm ở dãy núi Llys Helig dưới biển. Trong một cuộc khảo sát địa chất mới đây, các chuyên gia phát hiện một bức tường dài dưới biển trong khu vực và họ tin rằng nó là một phần của cung điện.

Mulifanua

Mulifanua là một làng nhỏ nằm ở mũi cực bắc Upolu trên đảo Samoa. Trong những năm 1970, khi mở rộng một bến phà, công nhân phát hiện hàng nghìn mảnh gốm nằm rải rác dưới đáy biển. Các cuộc điều tra khảo cổ học sau đó cho thấy, những mảnh vỡ đó là di tích của Lapita, một trong nhiều ngôi làng cổ lớn nhất trong khu vực. Những mảnh gốm có niên đại từ năm 800 trước Công nguyên đến năm 500 sau Công nguyên. Lapita từng là một nền văn hóa cổ phát triển ở Micronesia và Polynesia, châu Đại Dương. 

Pheia

Trong cuộc chiến Peloponnesian kéo dài gần 30 năm trong thế kỷ V trước Công nguyên giữa Athens và Liên đoàn Peloponnesian, thành phố cổ Pheia bị chiếm giữ và trở thành hậu phương cung cấp khí tài quân sự cho quân Athens. Vào cuối cuộc chiến, một trận động đất xảy ra ở khu vực dọc theo bờ biển phía tây Hy Lạp khiến một phần thành phố Pheia chìm xuống biển Địa Trung Hải. Pheia tái lộ diện vào năm 1911, khi một nhóm khảo cổ tìm thấy những di tích còn sót lại của nó. Từ đó, nhiều nhà khảo cổ đến đây nghiên cứu thành phố. Tuy nhiên dù các nhà khoa học đã cố gắng tìm hiểu phế tích của thành Pheia, họ hiện nay vẫn biết tầm quan trọng của nó trong lịch sử.

Atil

Khazar là một bộ lạc cổ đại sống du mục khắp vùng rừng núi Đông Nam Á vào thế kỷ 8. Sau cuộc chiến Ả rập – Khazar lần hai, người Khazar tuyên bố thành phố cảng nhỏ Atil là kinh đô của đế chế. Atil sau đó trở thành một điểm trung chuyển nổi tiếng của Con đường tơ lụa. Tuy nhiên cuối những năm 900, thành phố này hứng chịu một thảm họa khủng khiếp. Hoàng tử Svyatoslav I của Kiev tấn công Atil và biến nó thành đống tro tàn. Do nằm trên biển Caspian, người ta tin rằng nhiều di tích của thành phố đã trôi ra biển. Năm 2008, giáo sư người Nga Dmitry Vasilyev phát hiện di tích từ thế kỷ 8 của thành phố dọc theo khu vực phía bắc biển Caspian. Phát hiện này khiến các nhà khoa học muốn tìm thêm những tài liệu để khẳng định sự tồn tại của Atil.

Rungholt

Thành phố cổ Rungholt nằm trên đảo Strand ở Biển Bắc, nơi từng bị phá hủy bởi một trận bão đầu những năm 1600. Do hòn đảo gần như chìm hoàn toàn, tìm kiếm thành phố Rungholt duy nhất trên đảo là việc rất khó khăn. Ngoài ra, một giả thuyết khác cho rằng, thành phố Rungholt đã biến mất trong trận bão lịch sử Grote Mandrenke ở Biển Bắc. Cơn bão này đã thổi bay bờ biển nước Anh, Đức, Hà Lan và khiến khoảng 25.000 người thiệt mạng. Khoảng 700 năm sau, các thợ lặn mới tìm thấy di tích của Rungholt ở đáy biển.

Phanagoria

Vào thời kỳ phồn thịnh, lãnh thổ của đế chế Hy Lạp trải dài khắp Địa Trung Hải và chiếm một phần lãnh thổ của Nga ngày nay. Ngoài ra, người Hy Lạp còn tới phía bắc Biển Đen và thành lập các thành phố cảng sát biên giới Romania, Bulgaria và Ukraina. Một trong những thành phố đó là Phanagoria, nằm trên bán đảo Taman. Theo tài liệu lịch sử, vua của đế chế Pontus, Mithridates VI, đã chiếm Phanagoria vào thế kỷ 1 trước Công nguyên. Không chấp nhận sự thống trị của người Pontus, cư dân Phanagoria quyết tâm chống trả và gây ra cuộc chiến Mithridatic trong 25 năm. Năm 2011, các nhà thám hiểm phát hiện ra di tích của thành phố nằm dưới biển, bao gồm một ngôi mộ bằng đá cẩm thạch lớn của Hypsikrates, vợ vua Mithridates. Một phần thành phố vẫn nằm trên đất liền và hiện là một nghĩa địa lớn. Các nhà khoa học ước tính rằng, hiện hàng ngàn chiếc quách tồn tại trong thành phố Phanagoria.

Saeftinghe

Thành phố cổ Saeftinghe của Hà Lan đã trải qua nhiều biến cố trong hàng trăm năm qua. Vào những năm 1200, thành phố bắt đầu hình thành và trở nên thịnh vượng trong hàng trăm năm sau. Năm 1570, một trận lụt lớn nhấn chìm đất liền quanh Saeftinghe nhưng bản thân thành phố thoát nạn kỳ diệu. Tuy nhiên, chưa đầy 15 năm sau, người Hà Lan lại phá hủy nó trong cuộc chiến 80 năm. Hiện nay, vùng Saeftinghe chỉ còn là đầm lầy trải dài trên diện tích 3.850 hecta. Mặc dù chính quyền thực hiện việc khai quật thành phố vài lần, nhưng họ chưa đạt được thành tựu nào trong những nỗ lực đó.

Bình An

Bạn có thể quan tâm