10 thảm họa rơi máy bay thương tâm nhất lịch sử bóng đá
Chủ nhật, 28/10/2018 20:42 (GMT+7)
20:42 28/10/2018
Lịch sử bóng đá thế giới từng chứng kiến nhiều tai nạn rơi máy bay thương tâm, không ít trong số đó thay đổi hoàn toàn bộ mặt của làng túc cầu.
Thảm họa Superga 1949: Thảm họa hàng không đầu tiên trong lịch sử bóng đá thế giới diễn ra vào ngày 1/5/1949. Chiếc máy bay FIATG212 CP chở 31 hành khách, trong đó có 18 cầu thủ Torino cùng ban lãnh đạo đội bóng, các phóng viên đã va vào đồi Superga thuộc thành phố Turin (Italy) vì tầm nhìn bị hạn chế do sương mù. Toàn bộ những người trên máy bay thiệt mạng. Ảnh: AFP.
Thảm kịch này là một cú sốc tới bóng đá Italy. Torino khi ấy được gọi với biệt danh "Grande Torino" (Torino vĩ đại). Đội bóng tới từ Turin ngày đó với thủ lĩnh là Valentino Mazzola đang thống trị bóng đá Italy, được thừa nhận rộng rãi là câu lạc bộ mạnh nhất châu Âu.
Người Italy tới giờ vẫn cho rằng, nếu thảm họa Superga không xảy ra, đội tuyển Italy sẽ lên ngôi vô địch thế giới tại World Cup 1950 chứ không phải Uruguay. Tới giờ, đồi Superga là nơi tưởng niệm những nạn nhân thiệt mạng trong thảm kịch ngày đó. Torino sau thảm họa rơi máy bay ấy vĩnh viễn không thể trở lại với vị thế vốn có. Ảnh: Getty Images.
Thảm họa Munich 1958: Thảm kịch nổi tiếng nhất của bóng đá thế giới đến vào năm 1958 với nạn nhân là các cầu thủ Manchester United. Ngày 5/2/1958, các cầu thủ MU sau khi thắng Sao Đỏ Belgrade và lọt vào trận bán kết cúp C1 châu Âu đã gặp tai nạn máy bay trên đường trở về Anh.
Chuyến bay mang số hiệu 609 của Briths European Airlines đã gặp phải sự cố cất cánh tại Munich và đâm vào nhà dân gần đó bốc cháy. Tám cầu thủ gồm Roger Byrne, Tommy Taylor, Eddie Colman, Mark Jones, Geoff Bent, David Pegg, Liam "Billy" Whelan và Duncan Edwards tử nạn. Ảnh: World Soccer.
Tới giờ, nhiều người vẫn tin rằng nếu thế hệ kiệt xuất đó của MU không tử nạn vì chuyến bay này, ĐT Brazil sẽ không thể vô địch World Cup 1958 mà thay vào đó là ĐT Anh. Pele sẽ không thể trở thành "Vua bóng đá" vì đã có Duncan Edwards.
Huấn luyện viên Sir Matt Busby và huyền thoại Bobby Charlton may mắn sống sót sau thảm kịch này. 10 năm sau tai nạn máy bay rơi, Manchester United lên ngôi vô địch cúp C1 Châu Âu vào năm 1968. Sir Matt Busby khi đó là huấn luyện viên, Bobby Charlton là một trong những ngôi sao sáng nhất. Ảnh: World Soccer.
Thảm họa Green Cross 1961: Ngày 3/4/1961 chứng kiến thảm họa kinh hoàng nhất trong lịch sử bóng đá Chile. Chiếc máy bay mang số hiệu C-47A-35 của hãng hàng không LAN Chile đã bị mất lái không rõ lý do và đâm thẳng vào dãy núi Andes. Toàn bộ 24 hành khách trên máy bay thiệt mạng, trong đó có 8 cầu thủ và 2 thành viên ban huấn luyện câu lạc bộ Green Cross. Ảnh: AFP.
Thảm họa The Strongest 1969: Phi cơ chở câu lạc bộ The Strongest (Bolivia) sau trận giao hữu tại Santa Cruz đã mất tích khi tới thị trấn miền Tây nước này. Ngày hôm sau, xác máy bay được tìm thấy, tất cả 78 thành viên trên máy bay đều thiệt mạng. Lý do được đưa ra là động cơ có vấn đề khi bay. Ảnh: AFP.
Thảm họa kép Uzbekistan 1979: Ngày 11/8/1978, phi cơ dân dụng TU-134 chở theo các thành viên của câu lạc bộ Pakhtakor (Uzbekistan) va chạm với một chiếc máy bay khác trên không phận Liên Bang Xô Viết khi đó. Toàn bộ 178 hành khách trên cả hai chiếc máy bay đều đã tử nạn. Pakhtakor khi đó chính là câu lạc bộ mạnh nhất quốc gia Trung Á và đã mất 17 người trong tai nạn thảm khốc này. Ảnh: AFP.
Thảm họa rơi máy bay Peru 1987: Ngày 8/12/1987, máy bay mang số hiệu F27-400M của hải quân Peru chở câu lạc bộ Allianz Peru bất ngờ rơi xuống biển Thái Bình Dương. Khi đó, chiếc máy bay chỉ còn cách đường băng 10 km. Chỉ có duy nhất 1 phi công thoát chết, còn lại toàn bộ hành khách trên máy bay gồm các cầu thủ, ban huấn luyện, hoạt náo viên đều thiệt mạng.
19 năm sau tai nạn, nguyên nhân mới được làm rõ. Cụ thể, phi công đã không thực hiện đúng các thao tác trong tình huống khẩn cấp và dẫn tới thảm kịch. Ảnh: Wikipedia.
7, Thảm họa Suriname 1989: Ngày 7/6/1989, máy bay McDonnell Douglas DC-8-62 của hãng Surinam Airways đã cất cánh từ sân bay Schiphol (Amsterdam, Hà Lan) để đến sân bay Johan Adolf Pengel tại Surinam.
Chiếc máy bay bị tai nạn khi đang đáp xuống sân bay tại Suriname. 176 trong tổng số 187 hành khách trên chuyến bay tử nạn, trong đó có 15 cầu thủ của CLB từ thiện Corlourful 11. Trong số này có một cầu thủ của Ajax Amsterdam, một cầu thủ của Twente và nhiều cầu thủ đang chơi tại giải VĐQG Hà Lan khác. Ảnh: AFP.
Thảm họa Zambia 1993: Ngày 27/4/1993, 18 cầu thủ và huấn luyện viên trưởng đội tuyển Zambia trên đường tới Senegal tham dự trận đấu thuộc vòng loại World Cup 1994 khu vực châu Phi đã tử nạn sau khi chiếc máy bay mang số hiệu AF-319 thuộc quân đội Zambia gặp trục trặc động cơ và lao xuống biển khi chỉ cách đất liền Gabon 500m.
Theo điều tra của chính phủ Gabon, nguyên nhân của thảm họa là do phi công đã tắt nhầm động cơ sau khi phát hiện có đám cháy. Gạt bỏ đi những mất mát, một năm sau thảm họa máy bay, đội tuyển Zambia tại CAN 1994 lọt vào trận chung kết, chỉ chịu thua thế hệ vàng Nigeria của Emmanuel Amuneke, Jay-Jay Okocha. Ảnh: Getty Images.
Thảm họa Chapecoense 2016: Ngày 28/11/2016, phi cơ RJ85 của LAMIA Bolivia chở 22 cầu thủ câu lạc bộ bóng đá Brazil Chapecoense rơi xuống gần Medellin, thành phố lớn thứ hai Colombia lúc 22h15 ngày 28/11.
Cụ thể, chuyến bay chở tổng cộng 77 người, bao gồm 68 khách (trong đó có các cầu thủ và 21 nhà báo) và 9 người thuộc tổ bay.
Chapecoense khi đó đang trên đường đến Comlombia để tham dự trận chung kết cúp Copa Sudamericana 2016 với Atletico Nacional của Colombia.
Lý do được làm rõ sau này là mày bay đã hết nhiên liệu do quãng đường di chuyển quá dài. Ảnh: Getty Images.
Thảm họa rơi trực thăng tại CLB Leicester City:
Ngày 27/10/2018, chiếc trực thăng Augusta Westland AW-169 trị giá 2 triệu USD của tỷ phú Vichai Srivaddhanaprabha, ông chủ Leicester City được phát hiện bốc cháy bên ngoài sân King Power.
Theo nguồn tin từ BBC, chiếc trực thăng đã mất kiểm soát chỉ sau vài giây trước khi lộn nhiều vòng trên không và rơi xuống đất "như một hòn đá khổng lồ", tỷ phú Vichai có mặt trên chiếc trực thăng này. Thương vong của vụ việc tới giờ vẫn chưa được làm rõ. Ảnh: Shutterstock.
Báo Express (Anh) lo ngại vụ trực thăng của Chủ tịch Vichai Srivaddhanaprabha rơi ở khu vực đậu xe bên ngoài sân King Power hôm 27/10 có thể khiến không ai sống sót.
Dù bị đối thủ tác động, Tiến Linh vẫn bình tĩnh thực hiện thành công quả phạt đền cho tuyển Việt Nam trước Singapore ở trận bán kết lượt đi ASEAN Cup 2024 hôm 26/12.
Theo chia sẻ của trung vệ Duy Mạnh, bàn thắng bị từ chối không làm lu mờ màn trình diễn ấn tượng của Xuân Son trong trận thắng 2-0 trước Singapore tối 26/12.