10. Minamata Catastrophe Thảm họa kinh hoàng này kéo dài tới 37 năm, bắt đầu từ 1932. Khi ấy, tập đoàn Chisso Corporation vốn sản xuất acetaldehyde dùng trong ngành công nghiệp nhựa, đã làm tràn thủy ngân vào vịnh Minamata Bay - nơi rất đông người dân sống bằng nguồn cá đánh bắt thủy hải sản từ vịnh này. Hậu quả của vụ việc chỉ trở nên rõ ràng vào năm 1956, khi một dịch bệnh bùng phát, với nhiều người có những hành vi và biểu hiện mất kiểm soát. Các nghiên cứu sau đó chỉ ra mối liên hệ giữa dịch bệnh và việc ăn cá từ vịnh Minamata, dẫn đến ngộ độc kim loại nặng. Hệ quả là hàng ngàn người bị liệt và hàng trăm người đã chết vì nhiễm độc. Đến năm 1963, nguồn gốc của dịch bệnh kinh hoàng này mới được tìm ra là từ hoạt động của Chisso. |
9. Benxihu Colliery Explosion Một vụ nổ kinh hoàng xảy ra ở mỏ than Benxihu, Trung Quốc năm 1942 đã gây ra cái chết của 1.549 người - khiến nó trở thành thảm họa tồi tệ nhất ngành công nghiệp khai mỏ. Theo đó, một đám cháy ở sâu trong lòng đất đã bùng phát và dẫn đến vụ nổ kinh hoàng. Benxihu vốn là khu mỏ do Nhật vận hành với các lao động bị bắt ép của Trung Quốc hồi thế chiến 2. Những kết quả điều tra sau đó cho thấy, rất nhiều người tử nạn do ngộ độc khí carbon monoxit - bắt nguồn từ nguyên nhân chính là miệng lò bị bịt kín để ngăn oxy tiến vào bên trong. Thậm chí, một hàng rào bằng điện cũng được dựng lên xung quanh khu vực để ngăn người dân tiến vào tìm kiếm thi thể con em họ. |
8. Failure Of Banqiao Dam Công tác xây dựng kém là nguyên nhân gây ra vỡ đập Banqiao ở Trung Quốc tháng 8/1975 - sau 3 trận mưa lớn. Khi bị vỡ vào lúc 1 giờ sáng, một bức tường nước cao 6 m, rộng 12 km, tương đương với 600 triệu m3 nước tràn xuống, khiến hơn 85.000 người chết và 11 triệu người bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đáng nói hơn, các vết nứt trên đập đã được chỉ ra vào năm 1961, bắt nguồn từ thiết kế có phần sai lầm khi xây dựng khu đập này. |
7. Bhopal Vụ việc kinh hoàng dẫn đến cái chết của 5.000 - 6.000 người ở Ấn Độ này là do sự cố rò rỉ hóa chất độc hại. Gió đã thổi đám mây khí độc đi khắp thành phố Bhopal khiến hậu quả trở nên vô cùng nặng nề. Khi đó, công ty Union Carbide của Mỹ vốn bị cáo buộc gây ra vụ việc, đã phải đối mặt với những cuộc biểu tình kéo dài, do từ chối chịu trách nhiệm về những hệ quả diễn ra sau đó. Cụ thể, hàng ngàn người đã chết trong các năm tiếp theo, và rất nhiều người khác phải tiếp tục sống với những vấn đề về đường hô hấp hay sức khỏe khác. |
6. Chernobyl Những nỗ lực thực hiện một thử nghiệm ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl năm 1986 đã trở nên mất kiểm soát, tạo ra một vụ nổ gây phát tán phóng xạ vào bầu khí quyển, đánh dấu đây là thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử. Tuy chỉ trực tiếp gây ra cái chết của 31 người, 50.000 công nhân đã phải chiến đấu với các hệ quả lây nhiễm phóng xạ sau đó. Đồng thời, ít nhất 350.000 người đã phải sơ tán khỏi nơi cư trú và biến đây thành vùng đất chết. Theo Forbes, chính quyền Ukraina hiện tại vẫn phải dành 5 - 7% ngân sách hàng năm để khắc phục thiệt hại của thảm họa này. |
5. Piper Alpha Khu vực dàn khoan Piper Alpha ở Biển Bắc đã bốc cháy và phát nổ năm 1988, dẫn tới 167 người chết và 59 người bj thương. Dàn khoan này vốn hoạt động từ năm 1976, và đã có những lúc nó đứng ở vị trí số 1 trên thế giới, khai thác khoảng 317.000 thùng dầu mỗi ngày. Nguyên nhân của vụ tai nạn được cho là sự xuống cấp của hệ thống cơ sở vật chất, đặc biệt là sau vụ nổ nhỏ năm 1984, dẫn đến hàng trăm người phải sơ tán. |
4. Exxon Valdez Oil Spill Hàng triệu gallon dầu tràn ra đại dương ngoài khơi bờ biển Alaska đã tạo ra thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất lịch sử. Hàng trăm ngàn loài cá, chim biển và sinh vật khác bị chết, và nhiều hơn nữa là những loài không thể tồn tại do thiếu thức ăn. Thảm họa này được cho là bắt nguồn từ William Hazelwood, thuyền trưởng của tàu chở dầu Exxon Valdez, khi ông này bị say rượu lúc tàu rời bến. Ban đầu, một khoản tiền bồi thường trị giá 5 tỷ USD đã được tòa án tối cao Mỹ yêu cầu Exxon phải thanh toán, song số tiền này sau đó đã giảm xuống chỉ còn 507 triệu USD chi trả cho 32.000 bên liên quan bị thiệt hại. |
3. Time Toy Factory Fire Vụ cháy ở nhà máy đồ chơi tại Thái Lan năm 1993 được cho là vụ cháy tồi tệ nhất trong lịch sử các ngành công nghiệp. Ba tòa nhà bị thiêu rụi trong vụ cháy này đều được xây dựng rất cẩu thả, không có bình chữa cháy, còi báo động hay cửa thoát hiểm. Kết quả là đã có 188 người bị thiệt mạng, 486 người bị thương trong khu vực vốn được nhiều công ty lớn sử dụng để làm nơi sản xuất các mặt hàng giá rẻ này. |
2. Deep Water Horizon Dàn khoan dầu của BP, Deepwater Horizon phát nổ vào tháng Tư năm 2010 ở vịnh Mexico đã giết chết 11 công nhân và khiến lượng dầu lớn tràn ra biển. Báo cáo điều tra cho thấy, hiểm họa của vụ việc đã được phát hiện từ nhiều tuần trước đó, song phía BP đã không có giải pháp thỏa đáng. Mọi thứ càng trở nên tồi tệ hơn khi các nỗ lực bịt lại các giếng dầu thất bại, dẫn đến hàng triệu gallon dầu thoát ra đại dương. Những tác động tiêu cực của thảm họa này với cuộc sống của sinh vật biển và ngư dân hay ngành du lịch là khó có thể đo đếm được. |
1. Rana Plaza Building Collapse Tòa nhà 8 tầng ở Dhaka, Bangladesh đổ sập tháng 4/2012 đã giết chết hơn 1.100 người. Con số thương vong còn cao hơn như vậy rất nhiều, bởi lẽ đây là nơi 3.000 công nhân làm việc cho 5 nhà máy. Theo đó, các vết nứt vốn đã được nhận thấy 1 ngày trước khi xảy ra tai nạn, song chủ nhân tòa nhà khẳng định cấu trúc của nó là không thể bị đổ và vẫn tiếp tục để công nhân vào làm việc. Sau thảm họa, nhiều nạn nhân được đưa ra từ đống đổ nát, trong đó có một phụ nữ 19 tuổi đã sống sót sau 17 ngày kẹt dưới tầng hầm, nhờ tìm thấy khu vực chứa thực phẩm khô. |