Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 sản phẩm bị làm giả nhiều nhất ở Mỹ

Năm 2012, Mỹ thu giữ hơn 1,26 tỷ USD hàng giả nhập lậu từ nước ngoài. Trong đó, phần lớn hàng hóa đến từ Trung Quốc.

10 sản phẩm bị làm giả nhiều nhất ở Mỹ

Năm 2012, Mỹ thu giữ hơn 1,26 tỷ USD hàng giả nhập lậu từ nước ngoài. Trong đó, phần lớn hàng hóa đến từ Trung Quốc.

10. Đồ chơi

Giá trị: 13,6 triệu USD

Phần trăm tổng giá trị thu giữ: 1%

Theo thống kê từ nhà chức trách Mỹ, họ đã thu giữ 13,6 triệu USD đồ chơi trong năm 2012, giảm gần 38% so với năm trước. Xấp xỉ 10,5 triệu USD số đồ chơi bị tịch thu có xuất xứ từ Trung Quốc, nhiều hơn bất cứ nước nào khác.

9. Nhãn mác

Giá trị: 26,3 triệu USD

Phần trăm tổng giá trị bị thu giữ: 2%

Hơn 26 triệu USD nhãn mác đã bị tịch thu năm 2012, giảm gần 80% so với con số 127 triệu USD năm 2011. Có khoảng 7,3 triệu USD nhãn mác năm 2012 đến từ Trung Quốc trong khi hơn 3 triệu USD có xuất xứ từ Hong Kong.

8. Máy tính/ Linh kiện

Giá trị: 34,7 triệu USD

Phần trăm tổng giá trị bị thu giữ: 3%

Tổng giá trị máy tính và các linh kiện bị làm giả năm 2012 nhiều hơn gấp đôi so với năm 2011. Hơn 90% số sản phẩm làm giả đến từ Trung Quốc đại lục và Hong Kong, với tổng trị giá lần lượt là 18,3 triệu USD13,4 triệu USD

7. Truyền thông

Giá trị: 38,4 triệu USD

Phần trăm tổng giá trị bị thu giữ: 3%

Dù chỉ chiếm 3% giá trị bị thu giữ năm 2012 nhưng số lần làm giả bị thu hồi là 2.900 lần, khiến cho sản phẩm này đứng thứ bảy trong danh sách các sản phẩm bị nhái nhiều nhất. Tuy vậy, số lần bị bắt năm 2012 đã giảm rất nhiều so với con số 4.200 lần năm 2011.

6. Dược phẩm/ Chăm sóc cá nhân

Giá trị: 83 triệu USD

Phần trăm giá trị bị thu giữ: 7%

Giá trị dược phẩm và chăm sóc cá nhân năm 2012 bị thu giữ là 83 triệu USD, giảm từ 142 triệu USD năm 2011. Số thuốc giả và chăm sóc cá nhân bị thu giữ có xuất phát nhiều nhất từ Trung Quốc với 46,9 triệu USD, ngoài ra số sản phẩm có nguồn gốc từ Ấn Độ cũng chiếm một lượng không nhỏ.

5. Giày dép

Giá trị: 103,4 triệu USD

Phần trăm giá trị bị thu giữ: 8%

Chính phủ liên bang Mỹ thu giữ hơn 103 triệu USD giày dép năm 2012 với gần 1.900 lần. Trong khi hầu hết các sản phẩm giày dép bị thu giữ là giày thi đấu, thì giày cao gót, giày nữ lại đang có xu hướng bị làm giả ngày càng nhiều. Cũng như nhiều sản phẩm khác, phần lớn những đồ giả này đều xuất xứ từ Trung Quốc.

4. Điện tử tiêu dùng/ Linh kiện

Giá trị: 104,4 triệu USD

Phần trăm giá trị bị thu giữ: 8%

Điện tử tiêu dùng chiếm 8% tổng giá trị các sản phẩm bị thu giữ năm 2012. Con số này đã ít hơn so với năm trước 2%. Giá trị ước tính các hàng điện tử tiêu dùng làm giả từ Trung Quốc là 71,5 triệu USD, chiếm 8% tổng giá trị làm giả bị thu giữ của nước này. Trong tất cả các sản phẩm giả mạo từ Hong Kong, hàng điện tử tiêu dùng là nhiều nhất, trong đó số lượng điện thoại thông minh và máy tính bảng tăng theo cấp số nhân trong vài năm gần đây.

3. Trang phục/ Phụ kiện

Giá trị: 133 triệu USD

Phần trăm giá trị thu giữ: 11%

Quần áo và phụ kiện là những thứ làm giả bị thu nhiều bậc nhất năm 2012 với hơn 7.900 lần, chiếm 29% tổng số bị thu giữ. Tuy vậy số lần đã giảm so với con số 8.100 năm 2011 với tổng trị giá lên tới 142,3 triệu USD. Trong số lượng bị thu giữ, có đến 97 triệu USD hàng có nguồn gốc từ Trung Quốc.

2. Đồng hồ/ Trang sức

Giá trị: 187 triệu USD

Phần trăm giá trị thu giữ: 15%

Có gần 187 triệu USD đồng hồ và trang sức bị thu năm 2012, tăng từ 173 triệu USD năm 2011. Số lần thu cũng tăng từ 1.491 lần năm 2011 lên 2.197 lần năm 2012. Trung Quốc là nước có số sản phẩm giả nhiều nhất với 91,3 triệu USD giá trị bán lẻ bị thu bởi Chính phủ liên bang. Thêm vào đó, 98% số hàng giả nhập lậu từ Singapore là đồng hồ và trang sức với tổng trị giá 9,2 triệu USD.

1. Túi xách/ Ví

Giá trị: 511,2 triệu USD

Phần trăm giá trị thu giữ: 40%

Túi xách và ví có số lượng làm giả lớn hơn gấp nhiều lần các vật phẩm khác với tổng trị giá nhiều hơn 142,2% so với năm 2011. Trong số 511 triệu USD túi xách và ví bị tịch thu, có hơn 446 triệu USD đến từ Trung Quốc.

Phong Lâm

Theo 247wallst/Infonet

Phong Lâm

Theo 247wallst/Infonet

Bạn có thể quan tâm