10. Bắc Kinh (Trung Quốc)Lượng khách hàng năm: 83,7 triệuXếp hạng năm trước: 7 Sân bay Quốc tế Bắc Kinh đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của Trung Quốc. Đây cũng là sân bay bận rộn thứ nhì thế giới. Để bắt kịp với xu thế phát triển hiện nay, chính phủ Trung Quốc đã nâng cấp, bảo trì cơ sở hạ tầng cho sân bay này. Terminal 3 tại đây được bầu chọn vào top 10 những nhà ga tốt nhất thế giới. |
9. Schiphol (Hà Lan)Lượng khách hàng năm: 52,6 triệuXếp hạng năm trước: 5 Schiphol của thành phố Amsterdam là một trong những sân bay bận rộn nhất châu Âu. Đây cũng là "sân nhà" của các hãng hàng không lớn như KLM, Transavia hay Delta. Mở cửa vào 1916, Schiphol được biết đến với các hoạt động đa dạng cho hàng khách ngồi chờ chuyến bay. Sân bay sở hữu thư viện đồ sộ phục vụ hành khách chờ lên máy bay. |
8. Heathrow (Anh)Lượng khách hàng năm: 72,4 triệuXếp hạng năm trước: 10 Heathrow - sân bay lớn nhất trong số 5 phi trường chính phục vụ London - có mức bận rộn thứ ba thế giới. Sân bay này vừa được cải tạo khi xây mới nhà ga số 2. Nhà ga của sân bay được Skytrax bình chọn là số một thế giới. |
7. Centrair (Nhật Bản)Lượng khách hàng năm: 9,8 triệuXếp hạng năm trước: 12 Nằm trên diện tích của một hòn đảo nhân tạo gần thành phố Nagoya, sân bay Centrair là cơ sở chính của 2 hãng hàng không Japan Airlines và ANA. Centrair cũng được bình chọn là sân bay nội địa tốt nhất thế giới. Việc sở hữu đường băng dài 1.000 feet giúp hành khách tại đây có thể ngắm nhìn khung cảnh những chiếc thuyền ra vào cảng Nagoya. Nhiều bồn tắm kiểu Nhật truyền thống ở sân bay sẽ giúp cho hành khách thư giãn trước mỗi lần cất cánh. |
6. Zurich (Thuỵ Sĩ)Lượng khách hàng năm: 24,9 triệuXếp hạng năm trước: 8 Với khoảng cách chỉ 8 dặm so với khu vực trung tâm thành phố, sân bay Zurich là "sân nhà" của hãng hàng không Quốc gia Thuỵ Sĩ. Điểm thú vị của sân bay này chính là việc hành khách có thể thuê xe đạp hoặc giày trượt patin để du ngoạn bảo tàng vận tải Thuỵ Sĩ gần đó. |
5. Tokyo Haneda (Nhật Bản)Lượng khách hàng năm: 68,9 triệuXếp hạng năm trước: 6 Haneda là một trong hai cảng hàng không chính phục vụ khu vực Tokyo. Nằm cách trung tâm thủ đô Tokyo không xa, sân bay này là điểm đến của nhiều khách du lịch cũng như giới doanh nhân. Có mức độ bận rộn thứ tư thế giới, Henda nổi tiếng với dịch vụ tốt, sạch sẽ cũng như khu vực mua sắm "khủng". |
4. Hong Kong (Hong Kong)Lượng khách hàng năm: 59,6 triệuXếp hạng năm trước: 4 Được xây dựng trên diện tích của một hòn đảo nhân tạo, sân bay quốc gia Hong Kong đã tạo được tiếng vang lớn kể từ khi ra mắt năm 1998. Là một trong những phi trường náo nhiệt nhất châu Á, nơi đây được 3 hãng hàng không lớn gồm Cathay Pacific, Hong Kong Airlines và Dragonair chọn làm cơ sở chính. Sân bay này còn có cả sân golf để phục vụ hành khách. |
3. Munich (Đức)Lượng khách hàng năm: 38,7 triệuXếp hạng năm trước: 3 Sân bay Munich là cảng hàng không bận rộn thứ nhì nước Đức, sau Frankfurt. Các hãng hàng không lớn như Air Berlin, Lufthansa, Condor chọn đây là địa điểm chính cho việc cất hay hạ cánh. Kiến trúc nhà kính, cũng như khu vực các máy bay cổ đại được trưng bày gần đó là điểm nổi bật của phi trường này. |
2. Incheon (Hàn Quốc)Lượng khách hàng năm: 41,7 triệuXếp hạng năm trước: 2 Thêm một lần nữa, Incheon - cơ sở chính của hãng hàng không Korean Air - đạt vị trí á quân trong bảng xếp hạng các sân bay tốt nhất. Mở cửa năm 2001, sân bay này là cảng hàng không bận rộn thứ 24 thế giới. Ngoài ra, việc sở hữu cơ sở vật chất hàng đầu thế giới, với khu vực mua sắm và dịch vụ khổng lồ cũng là điểm nổi bật ở đây. |
1. Changi (Singapore)Lượng khách hàng năm: 53,7 triệu Là "sân nhà" của Singapore Airlines, Silkair và Tigerair, năm thứ ba liên tiếp Changi giữ vị trí sân bay tốt nhất thế giới. Mức độ bận rộn của phi trường này xếp hạng 13. Kiến trúc tuyệt đẹp, hoạt động hiệu quả, sang trọng, dịch vụ tốt là những câu hàng khách thường sử dụng để nói vê Changi. Khách hàng còn khá hào hứng với việc được sử dụng dịch vụ rạp chiếu phim, các tiện ích giải trí hay làm đẹp hàng đầu ở sân bay này. |