10. Brazil Mặc dù chưa phải là một siêu cường hoàn toàn, song Brazil đang cho thấy đó chỉ là vấn đền thời gian. Quốc gia Nam Mỹ này có một lực lượng quân sự tinh nhuệ và cũng đầy khác biệt, khi chấp nhận cả phụ nữ phục vụ cho hải quân, không quân. Hiện ngân sách quốc phòng của Brazil đứng thứ 13 trên thế giới và nó cũng được xếp hạng 8 toàn cầu về GDP. Chính sức mạnh kinh tế đã tạo điều kiện cho chính phủ nước này cải thiện mạnh mẽ các chính sách về y tế, giáo dục và khoa học công nghệ. |
9. Pháp Là thành viên của G8, Pháp được xem là một siêu cường nhờ nền kinh tế đa dạng, lực lượng lao động có trình độ cao, quân đội trang bị tiên tiến và ảnh hưởng chính trị khi là đồng minh của Mỹ. Trong Liên minh châu Âu, Pháp là quốc gia lớn nhất và chỉ xếp sau Đức về kinh tế. Ngoài ra, Pháp cũng là một trong bảy cường quốc hạt nhân của thế giới. |
8. Nam Phi Nam Phi là quốc gia phát triển nhất lục địa đen và có một chế độ chính trị tương đối ổn định, giúp thu hút đầu tư từ nước ngoài. Quốc gia này cũng sở hữu lực lượng lao động trình độ cao và tạo ra GDP khoảng 470 tỷ USD vào năm 2007. Từ một nền kinh tế phụ thuộc vào khai khoáng, Nam Phi hiện nay rất mạnh về dịch vụ và các sản phẩm nông nghiệp như trái cây, rượu vang… |
7. Đức Đức là thành viên đông dân nhất EU và cũng là nền kinh tế lớn nhất. Đức cũng xếp thứ 4 toàn cầu về GDP, với sức mạnh nổi bật trong các ngành công nghiệp và khoa học kỹ thuật. Bên cạnh đó, Đức cũng chi tiêu cho quân sự đứng thứ 9 thế giới, mặc dù số lượng quân nhân đang giảm dần trong các năm sắp tới. |
6. Nhật Bản Dù diện tích lãnh thổ nhỏ bé và tài nguyên nghèo nàn, Nhật Bản hiện là nước có GDP cao thứ ba thế giới. Xứ sở mặt trời mọc cũng xếp thứ tư về xuất nhập khẩu, đứng thứ năm về ngân sách quốc phòng. Đất nước này tự hào với tuổi thọ trung bình cao nhất cho phụ nữ, và cũng có tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong rất thấp. Các thế mạnh xuất khẩu của Nhật Bản là ô tô, thiết bị điện tử, nhờ thành tựu rực rỡ về nghiên cứu khoa học, y sinh… |
5. Vương Quốc Anh Với việc là thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc và là thành viên của NATO, G8, dư luận không có lý do gì để nghi ngờ về ảnh hưởng chính trị của xứ sở sương mù. Anh cũng chi tiêu cho quân sự nhiều thứ 4 thế giới nhờ một nền kinh tế đứng thứ 6 về GDP. Trong đó, các ngành dịch vụ chiếm tới 73% tổng thu nhập quốc dân của nước này. |
4. Nga Nhờ có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, hiện Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt lớn nhất thế giới. Đây cũng là thành viên thường trực của Liên hiệp quốc và G8, đồng thời đứng thứ ba thế giới về chi tiêu quân sự. Đặc biệt, xứ sở bạch dương sở hữu kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới, các loại khí tài và máy bay chiến đấu hiện đại hàng đầu và đang ngày càng được đầu tư nhiều hơn. |
3. Trung Quốc Với 1,35 tỷ dân, Trung Quốc là nước đông dân nhất và có diện tích lớn thứ hai thế giới. Trung Quốc cũng là nước có nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất, đứng thứ 2 về GDP toàn cầu và tương tự là chi tiêu cho quân sự. Trung Quốc cũng là một trong những nước sở hữu kho vũ khí hạt nhân và là thành viên thường trực của Liên hiệp quốc. |
2. Canada Canada xếp thứ 8 thế giới về thu nhập bình quân đầu người, xếp thứ nhất về dịch vụ giáo dục, y tế, tính minh bạch và chất lượng cuộc sống. Bên cạnh đó, quốc gia này còn sở hữu một nền văn hóa đa dạng, nghiên cứu khoa học phát triển mạnh và cũng là bạn hàng lớn nhất của Mỹ. Trong năm 2011, đất nước này chi khoảng 24,5 tỷ USD cho ngân sách quốc phòng. |
1. Mỹ Mỹ được xem là siêu cường đích thực và số 1 của thế giới. Bất chấp suy thoái, nó vẫn là nước có GDP cao nhất, dẫn đầu về nghiên cứu khoa học, là nước đầu tiên có vũ khí hạt nhân và cũng chiếm tới 39% tổng chi tiêu quân sự toàn cầu. Xứ cờ hoa cũng được xếp số 1 về kinh tế, quân sự và ảnh hưởng đến nước ngoài. |