10 pha penalty kiểu Panenka hoàn hảo nhất
Đúng 35 năm trước, Antonin Panenka đã khai sinh phong cách đá penalty lạ lùng nhất trong lịch sử bóng đá thế giới. Để rồi tới tận bây giờ, rất nhiều các hảo thủ cũng bắt chước Panenka trên chấm 11m.
>>'Hạt đậu nhỏ' ghi bàn mưu mẹo trên chấm 11m
>>Pha sút penaly độc đáo kiểu panenka
>>Pha phạt đền oan nghiệt
>>Bàn thắng copy từ 'quả penalty kỳ quái'
Ngày 20/6/1976, ở trận chung kết cúp châu Âu (EURO 1976) giữa ĐT Tiệp Khắc cũ và ĐT Tây Đức, Antonin Panenka đã làm nổ tung cầu trường bằng cú sút cuối cùng trên chấm luân lưu 11m, mang về chiến thắng 5-3 chung cuộc cho ĐT Tiệp Khắc. Đáng chú ý, danh thủ sinh năm 1948 đã sử dụng tuyệt chiêu đá penalty chưa từng có trước đó.
Sau thời gian đá hiệp phụ, ĐT Tiệp Khắc và ĐT Tây Đức hòa nhau 2-2, khiến trận tranh cúp bạc phải bước vào loạt sút luân lưu định mệnh. Cả 7 cú sút đầu tiên đều thành công, cho tới khi người thực hiện quả đá thứ tư cho Tây Đức là Uli Hoeneb đá hỏng, đặt lòng vọt xà ngang. Với tỷ số 4-3 nghiêng về Tiệp Khắc trên chấm 11m, Panenka bước lên thực hiện lượt sút thứ năm của Tiệp Khắc.
Cầu trường nín lặng, cầu thủ hai bên hồi hộp chờ đợi, thủ môn đối phương lộ rõ vẻ căng thẳng, chỉ có Antonin Panenka nhoẻn miệng cười, đặt bóng, chạy đà và khi Sepp Maier bay về bên tay trái trước khi ông sút bóng, Panenka điềm tĩnh sục bóng nhẹ nhàng vào giữa mành lưới. Các bình luận viên hô to “Panenka là một nhà thơ”, các CĐV và cầu thủ Tiệp Khắc vỡ òa niềm vui chiến thắng, còn Panenka trở thành thương hiệu cho chính cú sút lạ lùng của ông.
Antonin Panenka lý giải cho kiểu đá do ông sáng tạo nên: “Không một ai từng đá penalty kiểu đó trước tôi. Ý tưởng về quả penalty đặc biệt này đến từ những buổi tập cùng người đồng đội Zdenek Hruska ở CLB Bohemians. Chúng tôi thường thi thố trên chấm 11m và người thua phải mất một vại bia hoặc thanh chocolate. Không may là tôi luôn để thua vì Zdenek Hruska là một thủ môn xuất sắc. Anh ấy cản phá hầu hết các cú sút của tôi. Sau mỗi buổi tập, tôi mất ngủ cả đêm để tìm cách giành chiến thắng. Rốt cuộc, tôi nhận ra rằng các thủ môn thường đợi tới bước chạy đà cuối cùng của cầu thủ đá 11m để đổ người cản phá. Vì vậy, tôi quyết định đánh lừa thủ môn và vẩy bóng vào chính diện khung thành. Kiểu đá ấy ngay lập tức phát huy tác dụng như một phép màu. Nó khiến tôi ngày càng tăng cân vì uống quá nhiều bia và ăn chocolate.”
Thực hiện Panenka không hề đơn giản, khi các thủ môn có thể bắt bài cầu thủ sút phạt. Trong ảnh là tình huống Franck Ribery bị Jens Lehmanns cản phá thành công cú sút Panenka |
Nói về quyết định thực hiện cú sút ở trận chung kết EURO 1976, Antonin Panenka cho biết: “Trước thời điểm EURO 1976 diễn ra khoảng 2 năm, tôi đã thử nghiệm kiểu đá này ở hai trận giao hữu và một hay hai lần gì đó ở giải vô địch Tiệp Khắc. Hiệu quả đáng kinh ngạc của cú sút khiến tôi nảy ra ý định sử dụng nó cho EURO 1976. Và đến trận chung kết gặp Tây Đức, khi một cầu thủ của họ đá hỏng ở loạt thứ tư, tôi có cơ hội hiện thực hóa ý tưởng của mình. Lúc ấy, tôi dám chắc 1000% rằng mình sẽ sử dụng tuyệt chiêu sút penalty và mang về chiến thắng cho đội nhà.”
Ngoài chức vô địch EURO 1976, Panenka còn giúp Tiệp Khắc giành huy chương đồng tại EURO 1980, nhờ chiến thắng 9-8 trên chấm luân lưu. Tại World Cup 1982, Panenka ghi hai bàn từ các quả 11m, nhưng đó cũng là toàn bộ số bàn thắng của Tiệp Khắc, khiến họ không thể lọt qua vòng bảng.
Học theo bậc tiền bối, rất nhiều danh thủ sau này đã thực hiện cú sút Panenka. Dưới đây là 10 pha dứt điểm Panenka hoàn hảo nhất mọi thời đại, với sự góp mặt của các ngôi sao như Pirlo, Totti, Zidane, Chicharito, Postiga và đặc biệt là "gã điên" Abreu - tiền đạo người Uruguay gần như chỉ đá 11m bằng tuyệt chiêu Panenka.
Ngô Thắng
Theo Bưu điện Việt Nam
EURO 2012 qua các con số thú vị và những cái nhất
Thắng lợi 4-0 của Tây Ban Nhalà kết quả có cách biệt cao nhất trong lịch sử các trận chung kết EURO và World Cup. TBN áp đảo ở nhiều khía cạnh thống kê, nhưng Italy mới là đội sút cầu môn nhiều nhất EURO 2012.
EURO 2004: Người Hy Lạp và truyện thần thoại của thế kỉ 21
1
Người hâm mộ túc cầu giáo một lần nữa được chứng kiến lối chơi tổng lực tại EURO 2004. Nhưng không giống như lối đá tấn công tổng lực của Hà Lan trước đây, Hy Lạp đã ghi tên mình vào lịch sử nhờ chiến thuật phòng ngự tổng lực.
EURO 2000: Người Pháp hoàn thành cú đúp
ĐT Pháp đã đăng quang ở giải đấu diễn ra tại hai nước đồng chủ nhà, Bỉ và Hà Lan, trở thành đội đương kim vô địch thế giới đầu tiên giành ngôi quán quân châu Âu. Họ xứng đáng được vinh danh vì lối đá tấn công cống hiến, cộng với một tinh thần chiến đấu đến cùng.