10 năm Giờ Trái Đất: Các thành phố lớn trước và sau khi tắt điện
Thứ bảy, 25/3/2017 18:56 (GMT+7)
18:56 25/3/2017
Các thành phố lớn trên khắp thế giới lần lượt tắt điện trong Giờ Trái Đất lần thứ 10, để gửi đi những thông điệp về bảo vệ môi trường và hành tinh của chúng ta.
Nhà hát "con sò" ở Sydney, Australia, tắt đèn chiếu sáng ở phần mái trong Giờ Trái Đất đúng vào lúc 20h30 ngày 25/3. Australia là một trong những đất nước đón Giờ Trái Đất sớm nhất.
Ảnh: Reuters.
Sự kiện môi trường thường niên bắt đầu từ một sự kiện tắt đèn tại Sydney năm 2007. Từ đó, phong trào đã lan rộng ra hơn 7.000 thành phố, thị trấn trên toàn thế giới nhằm thể hiện cam kết chống lại sự xả khí CO2, nguyên nhân gây ra sự ấm lên toàn cầu. Trong ảnh là cầu cảng Sydney trước và trong Giờ Trái Đất tối 25/3. Ảnh: Reuters.
Giờ Trái Đất được tổ chức vào tối thứ bảy cuối cùng của tháng 3, kéo dài trong một tiếng từ 20h30 đến 21h30. Vòng quay Cosmo Clock 21 ở thành phố Yokohama, Nhật Bản, tắt điện đúng vào lúc 20h30. Ảnh: Getty.
Những tòa cao ốc nằm bên cảng Victoria, Hong Kong (Trung Quốc), hưởng ứng Giờ Trái Đất lần thứ 10. Ảnh: Reuters.
Tháp Đông Phương Minh Châu ở Thượng Hải và một số tòa nhà bên Bến Thượng Hải tại Thượng Hải, Trung Quốc, cũng tham gia chương trình. Ảnh: Reuters.
Khu vực xung quanh đài tưởng niệm Selamat Datang ở Jakarta, Indonesia, trước và sau 20h30. Sự kiện thu hút sự tham gia của hàng triệu người ở hơn 170 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Ảnh: Reuters.
Tháp Truyền hình Truyền thanh Trung ương Trung Quốc ở Bắc Kinh hưởng ứng Giờ Trái Đất. "Giờ Trái Đất là cơ hội để gửi đi thông điệp rằng chúng ta sẽ kiên định với các mục tiêu của Thỏa thuận Paris", ông Terry Macko, phó giám đốc marketing và truyền thông của WWF đề cập đến thỏa thuận lịch sử được ký vào năm ngoái về cắt giảm khí thải nhà kính.
Ảnh: Reuters.
Tháp Tokyo trước và trong Giờ Trái Đất 2017. Sự kiện do Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) tổ chức. Ảnh: Reuters.
Kính viễn vọng Không gian Hubble vừa phát hiện một lỗ đen khổng lồ được cho là lớn nhất từ trước đến nay bên ngoài lõi thiên hà với khối lượng gấp hơn 1 tỷ lần Mặt Trời.
Khoảng 1% dân số thế giới đang đầu tư rất nhiều tiền cho việc xây dựng những căn hầm trú ẩn với kiến trúc vững chắc và nội thất xa xỉ nhằm tránh khỏi thảm họa trong tương lai.
Những khi không bận rộn làm thí nghiệm và di chuyển ngoài không gian, phi hành gia người Pháp Thomas Pesquet lại chụp ảnh bề mặt Trái Đất và chia sẻ lên tài khoản Twitter của mình.