Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 doanh nhân thành công nhất Anh quốc

Đó là những người đi tiên phong trong ngành công nghiệp của mình. Ý tưởng và thương hiệu sản phẩm của họ đều có chỗ đứng vững chắc trên toàn cầu. 

10 doanh nhân thành công nhất Anh quốc

Đó là những người đi tiên phong trong ngành công nghiệp của mình. Ý tưởng và thương hiệu sản phẩm của họ đều có chỗ đứng vững chắc trên toàn cầu. 

Dựa trên số liệu năm 2012 và thông tin từ danh sách người giàu của tờ Sunday Times Rich List, hãng tin CNBC đưa ra danh sách 10 doanh nhân thành công nhất tại Anh.

1. James Dyson

Công ty: Hàng điện tử tiêu dùng Dyson 

Tài sản ròng: 4,2 tỷ USD

Dyson chủ yếu phát triển thương hiệu máy hút bụi. Sở thích chạy đường dài thời đi học đã dạy cho ông lòng quyết tâm, tính cách tiêu biểu trong cuộc sống của ông sau này. Ông đã mất tới 10 năm để chinh phục thị trường Anh bằng sản phẩm máy hút bụi của mình.

Sống nhờ vào đồng lương của người vợ làm giáo viên môn mỹ thuật, Dyson dành ra 5 năm hoàn thiện nguyên mẫu G-Force nhưng đã bị các nhà sản xuất và phân phối  Anh từ chối. Tuy nhiên, khi gia nhập thị trường, sản phẩm của Dyson đã đánh bại sản phẩm túi hút bụi đang thịnh hành. Vào đầu những năm 90, sản phẩm Dyson Dual Cyclone của Dyson trở thành máy hút bụi bán chạy nhất trong lịch sử Anh quốc. Dyson đã thành lập công ty sản xuất riêng và sản phẩm của ông nhanh chóng trở thành trào lưu. Khẩu hiệu “nói không với túi hút bụi” khi đó chứng tỏ sự thành công của sản phẩm này với công chúng.

Dyson không ngừng cải tiến các sản phẩm của mình. Sản phẩm mới nhất của ông có tên Dyson Airblades nhắm tới mục tiêu thay thế máy sấy tay trong nhà vệ sinh.

2. Natalie Massenet

Công ty: Net-a-Porter

Tài sản ròng : 96 triệu USD

Vốn là cư dân Los Angeles, Natalie di cư tới London với bạn trai một tháng sau cuộc gặp gỡ tại lễ hội Notting Hill. Sau một thời gian làm việc cho tạp chí thời trang Tatler, Massenet ra làm riêng và thành lập Net-a-Porter.com. Trang web thời trang xa xỉ này chuyên bán sản phẩm của các nhãn hiệu danh tiếng như Alexander McQueen, YSL và Poenza Schouler, và trở thành một trong những công ty mới thành công nhất vào những năm 2000.

Đầu năm 2012, Massenet bán cổ phần của mình tại Net-a-Porter.com cho tập đoàn thời trang xa xỉ Richemont của Thụy Sĩ, nâng mức tài sản ròng của cô lên 80 triệu USD. Khi đó, Net-a-Porter.com được định giá lên tới 560 triệu bảng Anh. Hiện Massenet đứng đầu Hội đồng thời trang Anh và mở rộng đế chế bán lẻ trực tuyến của mình thành thành TheOutnet.com và MrPorter.com.

3. Candy Brothers

Công ty : Candy & Candy

Tài sản ròng: 527 triệu USD (năm 2010)

Cái tên Candy Brothers trở nên nổi tiếng với khối tài sản xa xỉ. Hai anh em Nick (trái) và Christian (phải) khởi nghiệp với số tiền vay 6.000 bảng Anh (9.600 USD) từ người bà. Họ bắt đầu mua và cải tiến các căn hộ tại London trong những năm đại học.

8 năm sau, họ bắt đầu kinh doanh với Thủ tướng Quatar và xây dựng 86 căn hộ xa hoa thuộc dự án One Hyde Park đối diện với công viên Hyde Park tại London, một lựa chọn mới cho giới siêu giàu. Năm 2010, một căn hộ ở One Hyde Park được bán với giá 220 triệu USD và trở thành căn hộ đắt nhất thế giới. Gần đây, anh em Candy mới bán siêu du thuyền của mình với giá 62,4 triệu USD và đang đặt hàng một cái mới.

4. Steilos Haji-Ianou

Công ty: EasyJet

Tài sản ròng: 1,62 tỷ USD

Là một cử nhân trường kinh tế London, Steilos chuyển sang ngành hàng không ở châu Âu với công ty EasyJet. Năm 1995, ông thành lập EasyJet khi mới 28 tuổi và đã có mặt trên sàn chứng khoán London chỉ năm 5 sau đó. Trong 17 năm vừa qua, EasyJet có trụ sở tại Luton, đã trở thành một hãng chủ lực tại các sân bay châu Âu và giờ đây còn phát triển các chi nhánh ở Trung Đông.

Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, việc kinh doanh của Haji-Ianou diễn biến không thuận lợi. Cuộc chiến tranh giành lợi tức trong ban giám đốc và sự thất bại trong việc hất cẳng chủ tịch hồi đầu năm 2012 đã khiến Haji-Ianou bị cô lập.

5. Sinclair Beecham

Công ty: Pret A Manger

Tài sản ròng: 152 triệu USD

Sinclair Beecham và bạn mình là Julian Metcalfe khởi đầu sự nghiệp với cửa hàng bánh sandwich có tên Pret A Manger ở phía nam London. Cửa hàng của họ được đặt ở vị trí đối diện với ga Underground’s Hampstead trong vòng một năm trước khi bị chính quyền buộc đóng cửa. Sau đó, họ cho mở lại cửa hàng Pret A Manger gần ga London Victoria.  Năm 2001, hãng McDonalds đã mua lại một phần cổ phiếu không kiểm soát của Pret A Manger. Hiện nay, thương hiệu Pret A Manger đã có tại New York, Paris và Hong Kong.

Chuỗi cửa hàng sandwich của Sinclair Beecham làm nên tên tuổi nhờ thức ăn luôn tươi ngon và nguyên liệu tự nhiên. Các cửa hàng của thương hiệu này giờ đây xuất hiện tại nhiều thành phố trên thế giới như Hong Kong, Washington và Chicago. Năm 2009, Pret A Manger được bán cho doanh nghiệp tư nhân Brigepoint với giá 552 triệu USD.

6. Richard Branson

Công ty: Virgin Group

Tài sản ròng: 5,4 tỷ USD

Trước khi phát triển thương hiệu Virgin, Branson từng mở một cửa hàng đĩa trên phố Oxford tại London. Giờ đây, ông có trong tay máy bay, tàu hỏa, một đội đua xe công thức I và ngân hàng Northern Rock.

Tuy nhiên, không phải mọi thứ của Branson đều thuận lợi. Năm 2011, dinh thự Necker Island yêu thích của ông tại Caribbean đã bị cháy rụi vì sét đánh. Khi đó, người mẹ 90 tuổi và đứa con 29 tuổi của ông đang ở trong nhà.

Dự án kinh doanh tiếp theo của Branson, có tên Virgin Galactic, là đưa du khách lên vũ trụ lần đầu tiên trong lịch sử loài người. Chi phí cho một lần du ngoạn vũ trụ là 320.000 USD.

7. Tamara Mellon

Công ty: Jimmy Choo

Tài sản ròng: 287 triệu USD

Là con gái của một doanh nhân, năm 1996 Mellon tiếp cận nhà thiết kế giày Jimmy Choo người Malaysia và cùng xây dựng thương hiệu giày cao cấp. Năm 2001, công ty Jimmy Choo có hơn 100 đại lý trong đó có Harrods và Berg Goodman. Tháng 11/2011, Mellon bán cổ phần của mình tại Jimmy Choo cho tập đoàn hàng xa xỉ Labelux của Úc với giá 85 triệu bảng.

Nhiều tin đồn cho rằng bà mẹ một con này đang phát triển thương hiệu giày từ các thiết kế của chính mình. Hiện Mellon là đại sứ thương mại toàn cầu của Anh và cố vấn cho Đảng bảo thủ về chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

8. Simon Fuller

Công ty: 19 Entertainment

Tài sản ròng: 598 triệu USD

Simon Fuller từng là người quản lý cho các nhóm nhạc nổi tiếng The Spice Girls và Pop Idol. Trong suốt 16 năm qua, các dự án âm nhạc của Fuller đã góp phần vào việc hình thành văn hóa nhạc đại chúng tại Mỹ.  

Fuller Ông sinh ra tại Sussex, và từng tham gia vào đội ngũ thực hiện bản hit nổi tiếng Mamma Mia. Fuller rất ít khi gặp thất bại trong sự nghiệp giải trí của mình. Bộ phim Bel Ami với sự xuất hiện của ngôi sao Robert Pattinson là bom tấn đáng chú ý của ông trong năm 2012. Hiện công ty 100 triệu bảng Anh của ông, XIX Entertainment, có văn phòng tại nhiều thành phố lớn như London, New York, Los Angeles và Nashville.

9. Serana Rees và Joseph Corre

Công ty: Agent provocateur

Tài sản ròng của Joseph Corre: 51 triệu USD (năm 2011)

Là con của nhà thiết kế lừng danh Vivienne Westwood, máu thời trang đã có sẵn trong huyết quản của Joseph Corre (ảnh trái). Corre đồng sáng lập Tập đoàn đồ lót cao cấp Agent Provocateur cùng vợ cũ, Rees. Chính Rees là người đã quá chán việc phải nhìn phụ nữ mặc những loại đồ lót tẻ nhạt và quyết định làm một cái gì đó mới mẻ. Và hai vợ chồng cùng thiết kế các mẫu đồ lót theo sở thích của mình.

Được yêu thích bởi các ngôi sao thời trang nổi tiếng như Kate Moss (ảnh phải), năm 2007, Argent Provocateur được bán với giá 60 triệu bảng Anh cho tập đoàn 3i.

Corre từng từ chối nhận giải thưởng MBE (Member of British Empire) do nữa hoàng Anh trao tặng để phản đối chiến trang Iraq. Nhiều nguồn tin cho rằng, Corre đã phải miễn cưỡng bán công ty khi hai người ly hôn vào năm 2007.

10. Lord Alan Sugar

Công ty: Amstrad

Tài sản ròng: 1,16 tỷ USD (năm 2010)

Lord Alan Sugar, bộ mặt của chương trình truyền hình Apprentice, cũng có mặt trong danh sách những người giàu đi lên từ khó khăn. Năm 1967, ông khởi nghiệp và giờ đây thường xuyên quyền tặng tiền lương từ chương trình Apprentice của mình cho bệnh viện Great Ormond Street, cơ sở chuyên chữa bệnh cho trẻ em.  Dù không được học hành nhiều nhưng Sugar đã thành công và thu lời không ít từ công ty hàng điện tử Amstrad thành lập năm 1968 của mình.

Cậu bé xuất thân từ vùng phía đông London ngày nào đã tận dụng sự bùng nổ máy tính vào cuối những năm 80 và kiếm được hàng triệu bảng nhờ vào việc bán máy tính cá nhân. Cổ phần của ông trong công ty đồ điện tử Amstrad từng lên tới 1,2 tỷ bảng Anh. Năm 2007, Sugar bán Amstrad cho BSkyB với giá 125 triệu bảng Anh. Sau khi đàm phán một hợp đồng béo bở với nhà xuất bản Pan Macmillan, Sugar đã xuất bản cuốn tự truyện lọt vào top 10 bán chạy nhất.

Hoài Thu

Theo Cnbc/Infonet

Hoài Thu

Theo Cnbc/Infonet

Bạn có thể quan tâm