Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 đô thị kỳ quặc trên hành tinh (kỳ 1)

Hơn 100.000 người sống ở thành phố The Villages ở Mỹ, song tất cả cư dân đều là người già. Bệnh liên quan tới tình dục tung hoành ở đây dù số phụ nữ gấp 10 lần nam giới.

Thành phố dành cho người già

The Villages là một thành phố ở bang Florida, Mỹ. Chính quyền xây dựng thành phố trên một vùng đất rộng hơn quận Manhattan, thành phố New York để người già cư trú. Hơn 100 nghìn người sống ở The Villages và phần lớn họ di chuyển bằng xe golf. Trên thực tế, The Villages từng lập kỷ lục thế giới với màn diễu hành xe golf dài nhất hành tinh, với tổng cộng 3.321 xe. Trẻ em không được phép vào thành phố, song các vụ tranh cãi, ẩu đả vẫn xảy ra như cơm bữa. Để mua thuốc Viagra trong thành phố, người dân phải tìm tới thị trường chợ đen và mua với giá 12 USD mỗi viên.

Xe
Xe golf là phương tiện giao thông phổ biến nhất tại thành phố The Villages. Ảnh: pbfinger.com

Mặc dù số lượng phụ nữ ở The Villages gấp 10 lần nam giới, tỷ lệ người nhiễm các bệnh lây truyền qua đường sinh dục khá lớn. Vào năm 2006, một bác sĩ sản khoa khẳng định rằng số người nhiễm virus Herpes và papilloma trong thành phố lớn hơn nhiều so với Miami, thành phố mà bà từng làm việc trước đó. Người dân tại The Village cũng nổi tiếng với hành vi lái xe trong tình trạng say rượu, dùng ma túy bất hợp pháp và đánh nhau ở quán bar.

Thị trấn Đức trong lãnh thổ Thụy Sĩ

Busingen am Hochrhein
Một dải đất hẹp ngăn cách thị trấn Busingen am Hochrhein với Đức dù nó là một phần lãnh thổ Đức. Ảnh: blogspot.com

Busingen am Hochrhein là một thị trấn Đức trong lãnh thổ Thụy Sĩ. Một dải đất hẹp ngăn cách nó với nước Đức, với chiều rộng ở đoạn hẹp nhất vào khoảng 700 m. Do vị trí khác thường, Busingen am Hochrhein giống một thị trấn Thụy Sĩ hơn một thị trấn Đức. Người dân hưởng các dịch vụ công từ cả Thụy Sĩ và Đức. Thành phố có một mã bưu điện Thụy Sĩ (8238 Busingen) và một mã bưu điện Đức (78266 Busingen). Nó cũng có hai mã vùng điện thoại của Đức và Thụy Sĩ.

Trong trường hợp khẩn cấp, người dân có thể gọi cả cảnh sát Thụy Sĩ và Đức, mặc dù cảnh sát Thụy Sĩ thường xuất hiện trước. Mọi người trong thị trấn đều có quyền làm việc và sở hữu tài sản ở Thụy Sĩ ngay cả khi họ không mang quốc tịch Thụy Sĩ. Nếu một công dân Đức sống tại Busingen trong hơn 10 năm, người ấy sẽ hưởng quy chế đặc biệt giống như công dân của nước sở tại. Đội bóng của thị trấn – FC Busingen – chơi trong giải bóng đá quốc gia Thụy Sĩ.

6 khu vực kỳ lạ nhất trên hành tinh

Với độ sâu hơn 500 m và đường kính 1.200 m, một mỏ kim cương ở Nga có thể hút các trực thăng bay qua nó bằng luồng không khí.

Lịch sử của Busingen khá thú vị. Hồi thế kỷ 14, nó thuộc lãnh thổ Áo. Sau khi một số người Thụy Sĩ giết vị lãnh chúa cai quản Busingen, giới cầm quyền Áo trao nó cho Đức. Nhưng trong một cuộc trưng cầu dân ý vào năm 1919, khoảng 96% người dân trong thành phố bỏ phiếu để rời khỏi Đức và gia nhập Thụy Sĩ. Rắc rối phát sinh khi Thụy Sĩ không muốn nhận thị trấn. Vì thế chính phủ Đức cũng không đồng ý cho thị trấn tách khỏi lãnh thổ của họ.

Thị trấn nằm gọn trong tòa nhà 

Tòa tháp
Tòa tháp Begich Towers là nơi hơn 200 người dân của thành phố Whittier, bang Alaska, Mỹ cư trú. Ảnh: inside.com

Phần lớn trong số hơn 200 người dân của thị trấn Whittier, bang Alaska, Mỹ sống bên trong tòa nhà 14 tầng mang tên Begich Towers. Những người còn lại sống trong các phương tiện cơ giới như ô tô, tàu hoặc các tòa nhà khác, The Huffington Post đưa tin. Người ta xây Begich Towers vào năm 1956. Hồi ấy nó là một doanh trại quân đội. Nhưng ngày nay, nó là một đô thị hoàn chỉnh với một đồn cảnh sát, bưu điện, cửa hàng, nhà thờ, sân chơi, trung tâm y tế. Tất cả những thứ đó nằm bên trong khu phức hợp.

Cách duy nhất để vào Whittier là dùng tàu để di chuyển từ biển hoặc vượt qua một đường hầm với một làn xe duy nhất. Hai cánh cửa của đường hầm này mở hai lần mỗi giờ để xe hơi chạy vào hoặc ra. Đường hầm đóng vào buổi tối và chỉ mở trở lại vào sáng hôm sau. Trước năm 2001, phương tiện cơ giới không thể đi vào đường hầm nên cách duy nhất để tới thị trấn là nhảy lên tàu. Thế nhưng tàu chỉ chạy vài chuyến mỗi tuần. 

Người chết lấn đất của người sống tại thị trấn ở Mỹ

fv
Các nghĩa trang chiếm tới hơn 70% diện tích đất của thị trấn Colma. Ảnh: blogspot.com

Khoảng 1.500 người sống trong thị trấn Colma, bang California, Mỹ, song số lượng ngôi mộ ở đây lên tới hơn 1,5 triệu. Do cơn sốt vàng, vào năm 1849, hàng trăm nghìn người tới Colma để sang San Francisco, thành phố gần đó. Họ mang theo nhiều loại bệnh và chết ở Colma. Tới những năm 80 của thế kỷ 19, các ngôi mộ chiếm hết diện tích đất của 28 nghĩa trang trong thị trấn. Các chủ sở hữu nghĩa trang bắt đầu lập nghĩa trang mới ở phía nam thị trấn trong những năm cuối thập niên 80 của thế kỷ 19 và người dân có thể tiếp cận những nghĩa trang đó một cách dễ dàng.

Vào tháng 3/1900, chính quyền thành phố San Francisco cấm xây mộ mới trong thành phố vì giới chức cho rằng đất đai rất quý nên không thể dành quá nhiều đất để chôn tử thi. Tới tháng 1/1914, chính quyền yêu cầu các chủ nghĩa trang chuyển toàn bộ mộ ra khỏi San Francisco vì các chính trị gia cho rằng các nghĩa trang khiến bệnh tật lây lan. Giới chủ nghĩa trang buộc phải đưa các tử thi sang Colma. Ngày nay, hơn 73% diện tích đất ở Colma đã và sẽ trở thành nghĩa trang.

Cuộc sống giàu sang ở đất nước nhỏ thứ nhì thế giới

Diện tích Monaco chỉ lớn hơn một nước duy nhất trên thế giới nhưng quốc gia giàu có này lại sở hữu một trong những casino nổi tiếng và cuộc đua tầm cỡ nhất hành tinh.

Kim Ngân

Bạn có thể quan tâm