Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

10 cuộc thi lạ kỳ nhất thế giới

Làm mặt xấu, đấu vật bằng ngón chân cái hay ném điện thoại di động là ba trong số các cuộc thi lạ lùng nhất hành tinh.

Cuộc thi Râu và Ria: Với 15 loại hình khác nhau, từ râu tự nhiên tới râu tạo theo kiểu, cuộc thi Râu và Ria toàn cầu diễn ra tại Mỹ và các nước châu Âu thu hút hàng trăm người tham gia. Cuộc thi này khởi động từ năm 1990 và diễn ra hai năm một lần.
Với 15 loại hình tranh tài khác nhau, từ râu tự nhiên tới râu tạo theo kiểu, cuộc thi Râu và Ria toàn cầu diễn ra tại Mỹ và các nước châu Âu thu hút hàng trăm người tham gia. Cuộc thi này khởi động từ năm 1990 và diễn ra hai năm một lần. Ảnh: laughingsquid.com 
Thi bắt sâu toàn cầu: Ban tổ chức sẽ giao một khoảng đất trống cho người chơi để họ tìm kiếm những con sâu trong thời gian quy định.  Cuộc thi khởi động từ năm 1980 và thường diễn ra tại Anh. Kỷ lục về người bắt nhiều sâu nhất thuộc về một bé gái 10 tuổi với thành tích 567 con.
Ban tổ chức cuộc thi Vô địch bắt sâu toàn cầu sẽ giao một khoảng đất trống cho người chơi để họ tìm kiếm những con sâu trong thời gian quy định. Cuộc thi khởi động từ năm 1980 và thường diễn ra tại Anh. Kỷ lục về người bắt nhiều sâu nhất thuộc về một bé gái 10 tuổi với thành tích 567 con. Ảnh: Wormcharming.com 
Cuộc thi cõng vợ là hoạt động phổ biến ở nhiều quốc gia. Những người đàn ông sẽ phải cõng “vợ” trên vai và vượt qua nhiều chướng ngại vật. Một trong các quy định của cuộc thi kì lạ là người phụ nữ phải trên 17 tuổi và nặng ít nhất 49 kg. Ban tổ chức cho phép thí sinh nam có thể
Cuộc thi cõng vợ là hoạt động phổ biến ở nhiều quốc gia. Những người đàn ông sẽ phải cõng “vợ” trên vai và vượt qua nhiều chướng ngại vật. Một trong số các quy định của cuộc thi là người phụ nữ phải trên 17 tuổi và nặng ít nhất 49 kg. Ban tổ chức cho phép thí sinh nam có thể "mượn vợ một người hàng xóm" nếu họ không có vợ hoặc bạn gái. Vòng thi tìm kiếm nhà vô địch thế giới sẽ được tổ chức tại Phần Lan. Ảnh: Worldalldetail.com 
Mỗi khi mùa xuân tới, người dân Nhật Bản háo hức đưa con, em tới tham dự lễ hội Sumo dọa trẻ con tại Tokyo. Các đô vật sẽ dùng mọi cách như làm mặt xấu, gào vào mặt để khiến đứa trẻ bật khóc. Người dân Nhật tin rằng, một đứa trẻ khóc to trong lễ hội tồn tại hơn 400 năm này sẽ khỏe mạnh, tự tin và lớn nhanh hơn những trẻ không khóc.
Mỗi khi mùa xuân tới, người dân Nhật Bản háo hức đưa con, em tới tham dự lễ hội Sumo dọa trẻ con tại Tokyo. Các đô vật sẽ dùng mọi cách như làm mặt xấu, gào vào mặt để khiến đứa trẻ bật khóc. Người dân Nhật tin rằng, những đứa trẻ khóc to trong lễ hội tồn tại hơn 400 năm này sẽ khỏe mạnh, tự tin và lớn nhanh hơn những trẻ không khóc. Ảnh: Daily Mail 
Cuộc thi vật ngón chân cái ra đời vào năm 1974  tại một quán rượu ở thị trấn Wetton, hạt Derbyshire, Anh. Hai thí sinh ngồi đối diện nhau, khóa hai ngón chân cái của nhau và cố gắng vật ngã chân của đối phương. Giờ đây, nó trở thành một cuộc thi thường niên tại Anh.
Cuộc thi vật ngón chân cái ra đời vào năm 1974 tại một quán rượu ở thị trấn Wetton, hạt Derbyshire, Anh. Hai thí sinh ngồi đối diện nhau, khóa hai ngón chân cái của nhau và cố gắng vật ngã chân của đối phương. Giờ đây, nó trở thành một cuộc thi thường niên tại Anh. Ảnh: Chillisauce 
Cuộc  thi bò của trẻ em được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các ông bố, bà mẹ phải dùng mọi  “chiêu trò” để “dụ” các bé bò về đích một cách nhanh nhất. Sách kỷ lục Guiness ghi nhận quốc gia có số lượng trẻ em tham gia cuộc thi thú vị này là Trung Quốc, với 451 bé.
Cuộc thi bò dành cho trẻ em được tổ chức tại nhiều quốc gia trên thế giới. Các ông bố, bà mẹ phải dùng mọi “chiêu trò” để “dụ” các bé bò về đích một cách nhanh nhất. Sách kỷ lục Guiness ghi nhận quốc gia có số lượng trẻ em tham gia cuộc thi thú vị này là Trung Quốc, với 451 bé. Ảnh: Nyctri.com
Cuộc thi làm mặt xấu diễn ra hàng năm tại Hội chợ Egremont Crab ở Cumbria, Anh. Những người tham dự không phân biệt giới tính, độ tuổi phải thực hiện các động tác trên khuôn mặt để biến gương mặt họ thành xấu nhất. Cuộc thi có nguồn gốc từ thế kỷ 13.
Cuộc thi làm mặt xấu diễn ra hàng năm tại Hội chợ Egremont Crab ở Cumbria, Anh. Những người tham dự không phân biệt giới tính, độ tuổi phải thực hiện các động tác trên khuôn mặt để biến gương mặt họ thành xấu nhất. Cuộc thi có nguồn gốc từ thế kỷ 13. Ảnh: Egremontcrabfair.com 
Chung kết cuộc thi ném điện thoại di động thường diển ra tại thị trấn Savonlinna,Phần Lan với sự tham gia của các thí sinh đến từ nhiều quốc gia. Ban tổ chức cuộc thi cho biết ném điện thoại là một môn thể thao hiện đại, mang tính giải trí và được kết hợp cùng với hoạt động tái chế những chiếc điện thoại đã hỏng. Kỷ lục về khoảng cách xa nhất là 110 m.
Chung kết cuộc thi ném điện thoại di động thường diển ra tại thị trấn Savonlinna,Phần Lan, với sự tham gia của các thí sinh đến từ nhiều quốc gia. Ban tổ chức cuộc thi cho biết ném điện thoại là một môn thể thao hiện đại, mang tính giải trí và được kết hợp cùng với hoạt động tái chế những chiếc điện thoại đã hỏng. Kỷ lục về khoảng cách xa nhất trong cuộc thi là 110 m. Ảnh: Distractify 
Cuộc thi “khoác áo ong” diễn ra hằng năm tại Trung Quốc. Người thắng cuộc là người sở hữu số lượng ong đậu trên cơ thể nhiều nhất. Sách kỷ lục Guiness ghi nhận số lượng ong lớn nhất bám trên cơ thể thuộc về Mark Biancaniello, người Mỹ với thành tích 39,5 kg năm 1998.
Cuộc thi “khoác áo ong” diễn ra hằng năm tại Trung Quốc. Người thắng cuộc là thí sinh sở hữu số lượng ong đậu trên cơ thể nhiều nhất. Sách kỷ lục Guiness ghi nhận số lượng ong lớn nhất bám trên cơ thể thuộc về Mark Biancaniello, người Mỹ với thành tích 39,5 kg, năm 1998. Ảnh: BBC
Cuộc thi leo cột mỡ hay còn có tên gọi Panjat pinang là một trong số những hoạt động kỳ lạ nhất trong dịp kỷ niệm Ngày Độc lập của Indonesia. Những người tham gia Panjat pinang, thường là đàn ông, sẽ đứng trên lưng đồng đội để leo lên một chiếc cột gỗ dính dầu hoặc mỡ và lấy những phần thưởng treo trên đỉnh cột. Đội chiến thắng chính là đội leo lên đỉnh cột và lấy quà xuống trong khoảng thời gian ít nhất.
Cuộc thi leo cột mỡ hay còn có tên gọi Panjat pinang là một trong số những hoạt động kỳ lạ nhất trong dịp kỷ niệm Ngày Độc lập của Indonesia. Những người tham gia Panjat pinang, thường là đàn ông, sẽ đứng trên lưng đồng đội để leo lên một chiếc cột gỗ dính dầu hoặc mỡ và lấy những phần thưởng treo trên đỉnh cột. Đội chiến thắng chính là đội leo lên đỉnh cột và lấy quà xuống trong khoảng thời gian ít nhất. Ảnh: AP

Hải Anh

Theo Distractify

Bạn có thể quan tâm