10 cá nhân thay đổi Trung Quốc (P1)
Chuyển giao quyền lực chính trị vào mùa thu tới hứa hẹn mang lại nhiều đổi thay cho Trung Quốc. Quá trình hình thành diện mạo mới cho con rồng châu Á sẽ chịu tác động mạnh mẽ của 10 cá nhân thuộc các lĩnh vực chính trị, kinh tế, giải trí và thể thao.
>>Chương Tử Di bị nghi ngờ làm gái bao của Bạc Hy Lai
>> 'Nữ Bao Công' thụ lý vụ Bạc Hy Lai
>> Con trai Bạc Hy Lai tốt nghiệp đại học Harvard
>> ‘Nhân vật bí ẩn’ trong vụ Bạc Hy Lai lên tiếng
1. Li Yuanchao
Li Yuanchao (phải) hiện giữ chức Trưởng ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và ngày càng có ảnh hưởng mạnh mẽ trong đội ngũ lãnh đạo chính trị thế hệ 5 của Trung Quốc. Ông Li sinh năm 1950 tại tỉnh Giang Tô. |
Ông tốt nghiệp ĐH Fudan, Học viện Thượng Hải khoa toán và giành học vị Tiến sĩ tại khoa Kinh tế, ĐH Bắc Kinh.
Li Yuanchao bắt đầu sự nghiệp chính trị thông qua Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc (CCYL). Ông cũng là một nhân vật nổi bật trong nhóm các lãnh đạo Đoàn phái của Trung Quốc.
Li từng giữ chức vụ Bí thư đảng ủy của tỉnh Giang Tô nhiệm kỳ 2002-2007. Trong thời gian này, Li góp công xóa bỏ nạn tham nhũng trong giới quan chức cấp cao và kêu gọi họ thể hiện trách nhiệm cao hơn đối với đảng và nhân dân. Ông chính là người chủ trương cho phép 10.000 người dân địa phương đánh giá công khai hiệu quả công tác của lãnh đạo địa phương.
Li Yuanchao là nhà lãnh đạo xuất sắc, được đánh giá là có suy nghĩ độc lập và “độc đáo”. Quan điểm về tự do của ông có phần thoáng hơn so với một số lãnh đạo có tư tưởng bảo thủ cực hữu trong đảng. Đó là lý do ông từng đứng ra bênh vực cho một số lãnh đạo thuộc Ủy ban Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Trung Quốc – những người từng bày tỏ thái độ cảm thông đối với sự kiện Thiên An Môn.
Nhiều người từng cho rằng, điều này cản trở sự nghiệp chính trị của Li Yuanchao. Tuy nhiên, ông vẫn là một thành viên chủ chốt, quan trọng của CPC và Bộ Chính trị Trung ương Đảng 17. Cuối cùng, khả năng lãnh đạo đã được chứng minh cộng với tinh thần trách nhiệm cao và tác phong làm việc minh bạch, Li Yuanchao đang dần củng cố vị trí chắc chắn trong bộ máy lãnh đạo tương lai của Trung Quốc.
2. Ngải Vị Vị
Ngải Vị Vị không chỉ là nghệ sĩ đương đại hàng đầu của Trung Quốc mà còn là một nhà triết học, một nhà hoạt động xã hội, một người hoạt động tích cực trong lĩnh vực kiến trúc, nhiếp ảnh, phim ảnh, xuất bản và phê bình văn hoá, xã hội. Thành công nổi tiếng nhất của ông chính là việc hợp tác với các kiến trúc sư Thụy Sĩ Herzog & de Meuron với tư cách là cố vấn nghệ thuật cho công trình sân vận động quốc gia Tổ chim, Bắc Kinh trong thế vận hội 2008.
3. Ren Yueli
Ren Yueli xuất thân từ tỉnh lẻ, chuyển đến Bắc Kinh để tìm kiếm cơ hội tỏa sáng. Trong suốt 4 năm, Ren là nghệ sĩ biểu diễn trên đường phố quận Xidan của Bắc Kinh.
Cuối cùng thì vận may cũng mỉm cười với cô gái này khi vào đầu năm 2009, đoạn video mà Ren Yueli thể hiện ca khúc Angel Wing được tải lên internet, tạo nên một “cơn sốt”. Đỉnh điểm, video của Ren đạt gần 10.000 lượt xem mỗi phút.
Người ta bắt đầu gọi cô gái trẻ là “Cô gái Xidan”. Sau khi video của Ren Yueli nhanh chóng vượt qua con số 30 triệu lượt xem, trang web youku.com quyết định liên lạc với cô.
Sau khi được phát hiện tài năng, Ren xuất hiện trong cuộc thi hát "Come On!Oriental Angels", là khách mời của đài truyền hình Bắc Kinh và CCTV - một đài truyền hình quốc gia. Trong năm 2009, cô được xếp hạng là nhân vật mạng nổi tiếng thứ 2 tại Trung Quốc. Và dù đã ký hợp đồng với một công ty thu âm, Ren nói rằng người ta sẽ luôn thấy cô biểu diễn trong các đường hầm ngầm ở Xidan.
Người hâm mộ Trung Quốc bị chinh phục không chỉ bởi giọng hát của Ren, mà còn bởi câu chuyện cuộc đời của cô gái trẻ. Xuất thân từ một ngôi làng nhỏ ở tỉnh Hà Bắc, Ren buộc phải bỏ học năm 14 tuổi, đến Bắc Kinh 2 năm sau đó để kiếm tiền gửi về cho cha mẹ nghèo và tàn tật. Với quá ít cơ hội được lựa chọn nghề nghiệp , Ren dùng tài năng của minh để tồn tại, gửi về cho gia đình 500 nhân dân tệ mỗi tháng.
4. Bạc Hy Lai
Với tư cách là Bí thư thành ủy Trùng Khánh, nắm giữ nhiều chức vụ quan trọng khác trong đảng Cộng sản Trung Quốc và nổi tiếng với uy tín, tầm ảnh hưởng tới các phương tiện truyền thông, Bạc Hy Lai được tạp chí Time vinh danh là một trong Top 50 người có ảnh hưởng nhất năm 2010.
Bạc Hy Lai sinh ra tại Bắc Kinh vào năm 1949, là con trai của Bạc Nhất Ba, một trong 8 “ lão bất tử” của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tuy nhiên, trong Cách mạng văn hóa, ông và một số thành viên trong gia đình cũng phải chịu cảnh tù đầy và trong 5 năm sau đó phải lao động trong một trại lao động ở địa phương.
Sự nghiệp chính trị của Bạc Hy Lai bắt đầu lên như diều gặp gió từ khi ông trở thành Thị trưởng Đại Liên năm 1993. Sau khi giúp thành phố Đại Liên có những bước phát triển nổi bật, ông được thăng chức là Phó chủ tịch của tỉnh Liêu Ninh, sau đó là chức Chủ tịch năm 2003. Cùng năm đó, ông được bổ nhiệm là Bộ trưởng Thương mại trong nội các của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Trong thời gian giữ chức Bí thư tỉnh ủy Trùng Khánh, Bạc Hy Lai dẫn đầu chiến dịch chống chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức quy mô, gây tiếng vang lớn, giúp thanh thế của ông ngày càng lên cao. Chưa đầy hai năm, hơn 2.000 người, bao gồm các quan chức chính phủ, đã bị bắt giữ. Bạc Hy Lai được nhắm một vị trong 9 vị trị trong Ban thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012. Đáng tiếc sự nghiệp chính trị của ông sụp đổ ngay trước thềm Đại hội đảng lần thứ 18 vào tháng 10 bởi vụ bê bối với Vương Lập Quân.
5. Mã Vân (Jack Ma)
Được vinh danh trong danh sách 100 người có ảnh hưởng nhất thế giới năm 2009 của tạp chí Time, Mã Vân là người sáng lập, Chủ tịch và giám đốc điều hành Tập đoàn Alibaba. Alibaba.com là một trang web thương mại điện tử Trung Quốc – kinh doanh theo mô hình gia đình trên internet, được Ma thành lập vào năm 1999.
Chỉ trong vòng 6 năm, nó trở thành một tập đoàn toàn cầu, có thành viên trên 200 quốc gia, doanh thu hàng năm khoảng 10 tỷ USD. Giờ đây, Alibaba.com là trang web đấu giá phổ biến nhất của châu Á và sau khi mua lại Yahoo! Trung Quốc, nó trở thành trang web phổ biến thứ 12 trên thế giới.
Ma cho biết, một phần sự thành công của ông bắt nguồn từ niềm khao khát được thực hành tiếng Anh khi còn nhỏ. Ông thường đạp xe đến một khách sạn gần thành phố Hàng Châu của huyện Tây Hồ, một khu vực có nhiều khách du lịch nước ngoài để làm hướng dẫn viên miễn phí để thực hành tiếng Anh. Ông nói rằng, chính điều này làm ông “hội nhập” hơn so với người Trung quốc và nuôi dưỡng trong ông mong muốn tạo dựng một doanh nghiệp với tầm ảnh hưởng toàn cầu.
Dù thành tích học tập không hề nổi trội (thi trượt ĐH 2 lần) nhưng sau đó, Ma có bảng thành tích cá nhân với rất nhiều giải thưởng. Năm 2001, Ma được vinh danh là “lãnh đạo trẻ toàn cầu” bởi Diễn đàn Kinh tế Thế giới. Năm 2005, tạp chí Fortune chọn ông là một trong top 25 những doanh nhân quyền lực nhất ở châu Á. Gần đây nhất, năm 2010, ông được tạp chí Forbes châu Á vinh danh là một trong những “Người hùng phúc thiện châu Á” khi nhấn mạnh hoạt động của doanh nghiệp vào trách nhiệm xã hội và đóng góp để cứu trợ thiên tai, nghèo đói.
Tin, bài đang được quan tâm |
>> Điểm mặt tàu sân bay toàn thế giới (P1) >> Không cần né tránh tranh chấp biển Đông |
Theo Đất việt