Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Vụ ám sát Martin Luther King gây chấn động nước Mỹ năm 1968

Sự kiện mục sư Martin Luther King Jr., nhà hoạt động nhân quyền chống phân biệt chủng tộc nổi tiếng, bị ám sát ngày 4/4/1968 khiến toàn nước Mỹ chấn động.

Mục sư Martin Luther King Jr. sinh ngày 15/1/1929 tại bang Georgia, Mỹ. Ba đời nhà ông đều là mục sư và tích cực tham gia các hoạt động nhân quyền. Nỗ lực đấu tranh của mục sư King khiến ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo ảnh hưởng nhất tại Mỹ trong lịch sử hiện đại.
Mục sư Martin Luther King Jr. sinh ngày 15/1/1929 tại bang Georgia, Mỹ. Ba đời nhà ông đều là mục sư và tích cực tham gia các hoạt động nhân quyền. Nỗ lực đấu tranh của mục sư King khiến ông trở thành một trong những nhà lãnh đạo ảnh hưởng nhất tại Mỹ trong lịch sử hiện đại.
Mục sư Martin Luther King Jr. tại Đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington trong bài phát biểu nổi tiếng
Mục sư Martin Luther King Jr. tại Đài tưởng niệm Lincoln ở thủ đô Washington trong bài phát biểu nổi tiếng "Tôi có một giấc mơ" vào ngày 28/8/1963. Hơn 250.000 người đến nghe ông phát biểu về nguyện vọng quan hệ giữa người da trắng và người da đen tại Mỹ ngày càng bình đẳng, tốt đẹp hơn. Năm 1964, mục sư King nhận giải Nobel Hòa bình.
Một người da đen trên chuyến xe buýt chung với người da trắng ở thành phố Birmingham, bang Alabama vào ngày 26/12/1965. Đầu tháng 12/1965, mục sư King khởi xướng chiến dịch tẩy chay xe buýt tại thành phố Montgomery. Hoạt động này nhằm phản đối việc cảnh sát bắt phạt một phụ nữ da đen do bà không nhường chỗ cho hành khách da trắng. Chiến dịch lan rộng và gây ảnh hưởng, buộc Tòa án Tối cao Mỹ phải đưa ra phán quyết vào ngày 20/12/1965 xóa bỏ những phân biệt đối xử với hành khách đi xe buýt. Đây là một trong những chiến dịch thành công của mục sư King trước khi bị ám sát vào 2 năm sau đó.
Một người da đen trên chuyến xe buýt chung với người da trắng ở thành phố Birmingham, bang Alabama vào ngày 26/12/1965. Đầu tháng 12/1965, mục sư King khởi xướng chiến dịch tẩy chay xe buýt tại thành phố Montgomery. Hoạt động này nhằm phản đối việc cảnh sát bắt phạt một phụ nữ da đen do bà không nhường chỗ cho hành khách da trắng. Chiến dịch lan rộng và gây ảnh hưởng, buộc Tòa án Tối cao Mỹ phải đưa ra phán quyết vào ngày 20/12/1965 xóa bỏ những phân biệt đối xử với hành khách đi xe buýt. Đây là một trong những chiến dịch thành công của mục sư King trước khi bị ám sát 2 năm sau đó.
Bài nói chuyện cuối cùng của mục sư King diễn ra tại thành phố Memphis, bang  Tennessee, vào ngày 3/4/1968. Ông đến Memphis vào thời điểm này để chuẩn bị cho chiến dịch đòi bảo đảm điều kiện vệ sinh cho các công nhân.
Bài nói chuyện cuối cùng của mục sư King diễn ra tại thành phố Memphis, bang Tennessee, vào ngày 3/4/1968. Ông đến Memphis vào thời điểm này để chuẩn bị cho chiến dịch đòi bảo đảm điều kiện vệ sinh cho các công nhân.
Mục sư King bị ám sát khi đang đứng trước ban công tại một khách sạn tại thành phố Memphis vào chiều ngày 4/41968. Những người bạn khi nghe thấy tiếng súng đã vội chạy ra ban công, nhìn thấy ông King nằm bất động trong vũng máu. Mục sư King qua đời ở tuổi 39.
Mục sư King bị ám sát khi đang đứng trước ban công tại một khách sạn ở thành phố Memphis vào chiều ngày 4/4/1968. Khi nghe thấy tiếng súng, những người bạn đã vội chạy ra ban công, nhìn thấy ông nằm bất động trong vũng máu. Mục sư King qua đời ở tuổi 39.
Người dân đọc tin về vụ ám sát mục sư King. Cái chết của mục sư King khiến toàn nước Mỹ rúng động, dấy lên nhiều cuộc biểu tình trên cả nước. Ngày 7/4, tổng thống Mỹ khi đó là ông Lyndon B. Johnson đã tuyên bố quốc tang trong một ngày.
Người dân đọc tin về vụ ám sát mục sư King. Cái chết của ông khiến toàn nước Mỹ rúng động, dấy lên nhiều cuộc biểu tình trên cả nước. Ngày 7/4, tổng thống Mỹ khi đó là ông Lyndon B. Johnson đã tuyên bố quốc tang trong một ngày.
Một người đàn ông ngắm chân dung của mục sư King đặt trước cửa hàng mua sắm ở thành phố Boston, bang Massachusetts, vào ngày 6/4/1968.
Một người đàn ông ngắm chân dung của mục sư King đặt trước cửa hàng mua sắm ở thành phố Boston, bang Massachusetts, vào ngày 6/4/1968.
Binh sĩ canh gác tại một góc phố ở thủ đô Washington vào ngày 8/8, bên cạnh một tòa nhà bị phá hủy trong phong trào biểu tình phản đối diễn ra sau khi mục sư King bị ám sát.
Binh sĩ canh gác tại một góc phố ở thủ đô Washington vào ngày 8/8, bên cạnh một tòa nhà bị phá hủy trong phong trào biểu tình phản đối diễn ra sau khi mục sư King bị ám sát.
Các nhà hoạt động da đen người Mỹ đến viếng mục sư King tại thành phố Memphis.
Các nhà hoạt động da đen người Mỹ đến viếng mục sư King tại thành phố Memphis.
Cựu đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy cùng dự tang lễ ông King với những nhà hoạt động nhân quyền da đen. Phó tổng thống Hubert Humphrey là một trong những quan chức chính phủ cao cấp dự lễ tang.
Cựu đệ nhất phu nhân Jacqueline Kennedy cùng dự tang lễ ông King với những nhà hoạt động nhân quyền da đen. Phó tổng thống Hubert Humphrey là một trong những quan chức chính phủ cao cấp dự lễ tang.
Hàng nghìn người dân đã đến dự tang lễ của mục sư King vào ngày 9/4/1968, diễn ra ở thành phố Atlanta.
Hàng nghìn người dân đã đến dự tang lễ của mục sư King vào ngày 9/4/1968 ở thành phố Atlanta.
Những người Mỹ, không phân biệt da đen hay da trắng, mang theo di ảnh của ông King và tuần hành khắp thành phố Atlanta trong ngày tang lễ.
Những người Mỹ, không phân biệt da đen hay da trắng, mang theo di ảnh của ông King và tuần hành khắp thành phố Atlanta trong ngày tang lễ.
Hai tháng từ sau vụ ám sát mục sư King, cảnh sát đã bắt thủ phạm, James Earl Ray, tại sân bay Heathrow ở London khi anh ta cố gắng rơi Anh bằng hộ chiếu giả. Ray bị dẫn độ về bang Tennessee, nhận bản án vì tội ám sát mục sư King. Tòa tuyên án Ray 99 năm tù.
Hai tháng từ sau vụ ám sát mục sư King, cảnh sát đã bắt thủ phạm James Earl Ray tại sân bay Heathrow ở London khi anh ta cố gắng rời nước Anh bằng hộ chiếu giả. Ray bị dẫn độ về bang Tennessee, nhận bản án vì tội ám sát mục sư King. Tòa tuyên án Ray 99 năm tù.
Đài tưởng niệm của mục sư Martin Luther King Jr. ở thủ đô Washington. Chính phủ Mỹ chọn thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 1 là Ngày Martin Luther King Jr., một ngày lễ chính thức của cả nước, để ghi nhớ những nỗ lực không mệt mỏi của ông trong các cuộc đấu tranh bất bạo động vì quyền lợi nhân dân.
Đài tưởng niệm của mục sư Martin Luther King Jr. ở thủ đô Washington. Chính phủ Mỹ chọn thứ 2 của tuần thứ 3 trong tháng 1 là Ngày Martin Luther King Jr., một ngày lễ chính thức của cả nước, để ghi nhớ những nỗ lực không mệt mỏi của ông trong các cuộc đấu tranh bất bạo động vì quyền lợi nhân dân.

15 khoảnh khắc lay động trái tim trong các cuộc bạo loạn

Cảnh sát khóc nức nở khi ngăn cản đám đông quá khích, người dân bảo vệ nhân viên thực thi luật pháp hay những nụ hôn giữa bạo loạn là hình ảnh xúc động trong các cuộc biểu tình.

Bạo động Mỹ: Nhiếp ảnh gia gốc Việt gây chấn động thế giới

Truyền thông Mỹ nói bức ảnh của nhiếp ảnh gia gốc Việt trong bạo động ở Ferguson gây chấn động thế giới.

Minh Anh

Ảnh: ABC, Boston Globe

Bạn có thể quan tâm