Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Tìm thấy thi thể đầu tiên vụ đắm tàu 9 người chết

Lúc 12h ngày 3/8, ông Vũ Ngọc Thảo, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết một trong 9 nạn nhân mất tích đã được tìm thấy.

Tìm thấy thi thể đầu tiên vụ đắm tàu 9 người chết

Lúc 12h ngày 3/8, ông Vũ Ngọc Thảo, Giám đốc Sở Giao thông vận tải tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, cho biết một trong 9 nạn nhân mất tích đã được tìm thấy.

Thi thể nạn nhân này nằm trong ca nô bị lật. Đến 16h, Sư đoàn không quân 370 cho biết vẫn chưa tìm được thêm nạn nhân mất tích.

Nạn nhân được tìm thấy là Nông Thị Thiên, sinh năm 1979.

Ông Lê Văn Chiến, giám đốc Cảng vụ hàng hải Vũng Tàu cho biết, lực lượng cứu nạn đã đưa ca nô bị nạn nổi lên mặt nước và đang trên đường đưa về Vũng Tàu để điều tra, tìm nguyên nhân.

Tại TP Vũng Tàu (Bà Rịa - Vũng Tàu), có 7 trong tổng số 21 nạn nhân được cứu được đưa về bệnh viện Lê Lợi điều trị. Tình trạng sức khỏe nạn nhân ở Vũng Tàu đã ổn định, nhưng tinh thần rất hoảng loạn.

Chị Phạm Thị Thu (22 tuổi - một người được cứu lúc 1h30 sáng 3/8) nước mắt không ngừng chảy vì hoảng loạn và quá sợ. Chị không thể nói được câu nào.

Các nạn nhân được cứu, từ trái qua: anh Châu Vĩnh Khiên, chị Phạm Thị Thu và anh Lai Hồng Phúc.

Tại bệnh viện Lê Lợi, tuy sức khỏe đã hồi phục, đã ăn được cơm nhưng vẻ mặt của anh Nguyễn Lê Vinh vẫn còn thất thần.

Trong vụ chìm ca nô còn có vợ chồng người nước ngoài là ông bà John Heinemann. Ông bà này cùng anh Nguyễn Lê Vinh và Nguyễn Văn Hà - sau khi ca nô chìm đã bơi cùng một nhóm và đến hơn 4h sáng mới được vớt lên. Sau khi được hồi sức cấp cứu ở khoa Hồi sức, đến trưa 3/8, vợ chồng ông bà John Heinemann đã được chuyển lên khoa nội để điều trị.

Ông John Heinemann tại phòng hồi sức cấp cứu, bệnh viện Lê Lợi.
Chuẩn bị lặn xuống biển để tìm kiếm nạn nhân.

Hiện các cơ quan chức năng đang tích cực tìm kiếm tám người mất tích còn lại. Khu vực ca nô gặp nạn cách bờ biển Cần Giờ khoảng 20 km, hiện gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh và thời tiết xấu nên việc tìm kiếm cứu hộ gặp rất nhiều khó khăn.

Tin từ lực lượng cứu hộ cho biết hiện khu vực ca nô chìm đang xuất hiện một cơn dông nên việc cứu hộ càng gặp khó khăn hơn. 13 trong số 14 nạn nhân được cứu đã xuất viện và được gia đình đưa về Tiền Giang. Một nạn nhân còn lại sức khỏe yếu hơn nên được chuyển lên bệnh viện tuyến trên điều trị.

Trực thăng bay trên biển tìm kiếm người bị nạn.

Tiết lộ danh tính người nhường áo phao

Các nạn nhân khẳng định người nhường lại áo phao cho một phụ nữ đuối sức trên chiếc ca nô chìm ở Cần Giờ là anh Trần Hữu Hiệp. Tuy nhiên, trong danh sách nạn nhân ban đầu lại không thấy cái tên này.

Những nạn nhân vẫn không khỏi hoảng sợ khi nhớ lại những giây phút kinh hoàng vừa xảy ra trên chiếc ca nô chìm.

“Sau khi gọi cứu hộ xong thì một con sóng nữa lại ập tới, tất cả những người đu bám trên phần ca nô nổi bị đánh dạt ra xa. Rồi chúng tôi lại bơi vào, nhiều người không còn sức đành buông tay bị sóng nhấn chìm. Gần cả trăm lần chúng tôi bị sóng đánh dạt ra rồi lại bơi vào. Lúc đó, chúng tôi nói mọi người hãy bình tĩnh cố gắng giữ phần ca nô còn nổi lên mặt nước.

Những người có sức khỏe thì dồn xuống phía đuôi  để cho mũi chỏng lên cho những người yếu sức đu bám. Anh Trần Hữu Hiệp lúc đó trên người mặc áo phao, thấy người phụ nữ đi cùng đang ngoi ngóp trong nước nên anh liền cởi áo phao trên người đưa cho người phụ nữ mặc. Sau khi đưa áo phao cho người phụ nữ, anh Hiệp bị một con sóng dữ đánh anh văng ra xa. Vừa bơi chưa tới ca nô thì anh lại bị sóng đánh tiếp.

Do uống quá nhiều nước lại đuối sức nên anh tắt thở và gục trên tay tôi. Tôi cố gắng giữ xác anh Hiệp nhưng không được, con sóng ập tới kéo anh ra xa tôi”, Anh Đặng Hồng Phương nói trong nước mắt khi không giữ được xác của đồng nghiệp mình.

 

Theo Tuổi trẻ, Người lao động

Theo Tuổi trẻ, Người lao động

Bạn có thể quan tâm