Ảnh minh họa. |
Trong số người tham dự có cô sinh viên kinh tế Nguyễn Thu Hà. Hà cùng mẹ và anh trai sang Czech đoàn tụ với bố từ khi cô 10 tuổi. Cha cô nghiên cứu tại Czech từ những năm 1980.
Hà chia sẻ về sự giao thoa văn hóa trong cô: “Tôi mang cả văn hóa Việt và Czech. Điều này rất lạ. Đôi khi tôi muốn làm gì đó nhưng hành động phải phù hợp với văn hóa Việt. Tôi là cô gái Việt Nam nên tôi cần ứng xử theo văn hóa Việt. Hình thức của tôi là người châu Á, vì vậy tôi không thể hành động giống như cô gái châu Âu”.
Khi được hỏi về hôn nhân sau này của mình, Hà tâm sự: “Bố mẹ tôi muốn bạn trai hoặc chồng tôi là người Việt vì mẹ tôi nói tiếng Czech không tốt. Mối quan hệ của mẹ và người ấy có thể gần gũi hơn. Cá nhân tôi không quan trọng nửa kia là người châu Á, châu Âu hay châu Phi. Điều quan trọng nhất là chúng tôi hiểu nhau”.Hanka Damkova, một tình nguyện viên của Klub Hanoi, chia sẻ, người Czech có thể học nhiều từ cộng đồng người Việt tại Czech, ví dụ như những giá trị truyền thống và tinh thần cộng đồng. Hanka nói: “Tôi nghĩ rằng, cộng đồng người Việt mang đến Czech tinh thần tập thể vững mạnh. Người Czech rất ít bạn bè. Họ chỉ sống vì lợi ích riêng. Lối sống này không tồn tại ở Việt Nam. Người Việt cùng hợp tác, chia sẻ với nhau. Đó là lý do vì sao, họ rất thành công trên đất Czech. Họ đến đây từ một nền văn hóa khác và họ thành công vì làm việc chăm chỉ và hỗ trợ lẫn nhau. Tôi cho rằng, đây là điều mà người Czech có thể học hỏi”.
Theo thống kê của nhà chức trách Czech, khoảng 40.000 người Việt đang sinh sống tại nước này. Cộng đồng người Việt sống khá gắn bó với nhau, nhất là tại các khu chợ buôn bán.
Theo Radio Prague của Czech, thế hệ trẻ mang dòng máu Việt đang hòa nhập và khẳng định bản thân nơi xứ người. Tuy nhiên, họ vẫn rất Việt Nam và gần gũi với văn hóa Việt.