Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Những sai phạm nghiêm trọng ở một trường mầm non

Ban giám hiệu nhà trường đã lập hồ sơ để hưởng chính sách đặc biệt không đúng đối tượng, làm hợp đồng "ma" với 5 giáo viên và một bảo vệ để “rút ruột” của Nhà nước hàng trăm triệu.

Thời gian gần đây nhiều người dân xã Nam Cát Tiên (huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai) búc xúc về những sai phạm của Ban giám hiệu của trường Mầm non Nam Cát Tiên. Sau đó UBND huyện Tân Phú đã đưa ra kết luận những sai phạm của các cá nhân, tập thể của trường và đã có mức độ xử lý. Tuy nhiên, theo nhiều người thì việc xử lý vẫn còn nhẹ so với những sai phạm.

Theo nhiều giáo viên, nhân viên cùng người đại diện cha mẹ học sinh thì bà Trịnh Thị Hương - Hiệu trưởng trường Mầm non Nam Cát Tiên - đã lợi dụng quyền hạn của mình lập hồ sơ nhận số tiền dành cho giáo viên trong xã đặc biệt khó khăn theo Nghị định  của Chính phủ không đúng đối tượng suốt hơn 2 năm với số tiền gần 90 triệu đồng.

Không những vậy bà Hương cùng một số thầy cô trong Ban giám hiệu trường làm hợp đồng "ma" cho 5 giáo viên và 1 bảo vệ để nhận tổng số tiền hơn 144 triệu đồng. Nhiều người còn phát hiện nhà trường mua lương thực, thực phẩm cho trẻ em bán trú thu lời từ 2 - 4 triệu đồng/1 tháng.

Ban giám hiệu Trường Mầm non Nam Cát Tiên có nhiều sai phạm.

Theo ông Nguyễn Văn Lực, Bí thư Đảng ủy xã Nam Cát Tiên, ngày 5/6, sau khi nghe thông tin về những sai phạm của trường Mầm non Nam Cát Tiên, Ban thường vụ Đảng ủy đã mời cấp ủy Chi bộ của trường sang làm việc. Tại đây, bà Hương chỉ nhận sai phạm đã làm hồ sơ chính sách đặc biệt khó khăn cho cô Lê Thị Tại (là giáo viên của trường nhưng không phải dạy điểm được xét hưởng chế độ đặc biệt khó khăn).

Kiểm tra đến đâu, sai phạm đến đó 

Trước tình hình trên, UBND huyện Tân Phú đã ra quyết định thành lập đoàn Thanh Tra về thanh tra tại trường Mầm non Nam Cát Tiên. Trong báo cáo kết luận của Thanh tra UBND huyện, bà Trịnh Thị Hương nghĩ trường Mầm non Nam Cát Tiên có điểm lẻ dạy học sinh ấp 10 (ấp đặc biệt khó khăn) nên đã chỉ đạo kế toán lập danh sách cô Lê Tại Tại gửi lên Phòng Giáo dục & Đào tạo.

Sau khi tiếp nhận danh sách của trường Mầm non Nam Cát Tiên, cán bộ Phòng Giáo dục & Đào tại ông Hoàng Văn Thành không kiểm tra rà soát mà ngay lập tức đã đưa vào danh sách rồi trình lên trưởng Phòng để ký. Đến cuối tháng 10/2012, cô Tại đã được hưởng phụ cấp lần đầu trên 65 triệu đồng, hơn nửa năm cô lại được nhận gần 25 triệu đồng. Tuy nhiên số tiền lần này cô Tại không bỏ túi mà nhập vào “quỹ riêng” của trường.

Cuối tháng 5/2013, nhiều giáo viên, công nhân viên của nhà trường phản ánh Ban giám hiệu và Phòng Giáo dục & Đào tạo duyệt danh sách không đúng đối tượng được hưởng chế độ cho xã đặc biệt khó khăn. Đến ngày 30/5, bà Trịnh Thị Hương quyết định thu hồi toàn bộ số tiền phụ cấp mà bà Tại nhận với tổng số tiền là gần 90 triệu đồng để nộp vào Ngân sách nhà nước.

Còn về việc ký hợp đồng "ma", Ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo bộ phận tài vụ xác lập các hợp đồng lao động khống. Bà Hương đã ký 5 hợp đồng lao động (từ tháng 9 đến 12/2012), bà Trọng Thị Thanh Thủy - Phó hiệu trưởng đã ký 3 hợp đồng (từ tháng 1 đến 5/2013) để nhận tiền lương từ ngân sách Nhà nước lập “quỹ riêng” cho trường với tổng số tiền trên 131 triệu đồng. Bộ phận tài vụ công khai các khoản trong “quỹ riêng” của trường không đầy đủ và chưa kịp thời.

Bên cạnh đó trong năm học 2012 - 2013, ông Vũ Hữu Nam là bảo vệ của nhà trường đã nghỉ không hưởng lương nhưng trong danh sách bảng lương vẫn có tên ông Nam nhận với tổng số tiền hơn 13 triệu đồng.

Theo người dân kết luận của Thanh tra UBND huyện Tân Phú chưa thuyết phục.

Riêng việc lương thực, thực phẩm năm học 2012 - 2013, kết luận của Thanh tra cho rằng do hợp đồng cung cấp lương thực thực phẩm giữ trường Mầm non Nam Cát Tiên với các đại lý tại chợ Nam Cát Tiên đắt hơn so giá tại chợ đầu mối Bình Tây (TP.HCM) nên nhà trường đã quyết định mua đồ thực phẩm tại TP.HCM. Tuy nhiên khi tính tiền mua thực phẩm vào thực đơn hàng ngày thì nhà trường vẫn tính theo giá ký hợp đồng ở chợ Nam Cát Tiên. Số tiền chêch lệch thu được khoảng 6,5 triệu đồng.

Ngoài ra, cũng trong năm học này các đại lý gas, gạo, sữa chiết khấu cho trường là hơn 30 triệu đồng. Nhà trường đã chi cho các hoạt động phong trào văn nghệ, ngày Nhà giáo Việt Nam hết 28,2 triệu đồng.

Cơ quan chức năng cho rằng, các sai phạm trên đều vì lợi ích tập thể, lập “quỹ riêng” để chi hỗ chợ cho giáo viên. Sau khi biết sai phạm đơn vị đã tự khắc phục trước khi cơ quan có thẩm quyền phát hiện. Các khoản tiền nhập quỹ được ghi chép sổ sách đầy đủ, báo cáo công khai trong nội bộ trường.

Ban đầu bà Trịnh Thị Hương bị UBND huyện Tân Phú ra quyết định giáng chức từ Hiệu trưởng xuống Hiệu phó. Bà Trọng Thị Thanh Thủy, Hiệu phó phụ trách chuyên môn và bà Chu Thị Tám, Hiệu phó phụ trách bán trú bị xử lý cảnh cáo. Riêng ông Nguyễn Đình Quang, Trưởng Phòng Giáo dục &Đào huyện tạo bị khiển trách, ông Hoàng Văn Thành, kế toán, bị cảnh cáo.

Tuy nhiên nhiều giáo viên, cán bộ nhân viên cùng bậc cho mẹ học sinh cho rằng, kết luận Thanh tra cũng như việc xử lý như vậy là không thuyết phục, chưa đúng người đúng tội.

Như trong kết luận của Thanh tra, bà Hương lập hồ sơ cho cô Lê Thi Tại để hưởng chính xác đặc biệt với số tiền gần 90 triệu đồng là sai quy định. Trách nhiệm thuộc về bà Hương và bộ phận tài vụ. Bên cạnh đó có một phần trách nhiệm thuộc về Phòng Giáo & Đào tạo dục huyện. Tuy nhiên sai phạm nghiêm trọng này lại không thấy cơ quan chức năng nêu rõ vi phạm trên thuộc vào điều nào, khoản nào trong quy định của pháp luật…?

Ông Ngô Sỹ Bảng - Chủ tịch UBND huyện Tân Phú - cho biết: “Việc xử lý cá nhân, tập thể Ban giám hiệu nhà trường và cán bộ Phòng Giáo & Đào tạo dục đúng theo Luật Công chức, vi phạm đến đâu xử lý đến đó. Với vi phạm nghiêm trọng của cô Trịnh Thị Hương chúng tôi đã có quyết định điều chuyển công tác”.

H. An

Bạn có thể quan tâm