Bạn có thể chuyển sang phiên bản mobile rút gọn của Tri thức trực tuyến nếu mạng chậm. Đóng

Cuộc sống ở nơi người dân phải sưởi nắng bằng gương

Tia nắng mặt trời không thể lọt xuống một thành phố trong thung lũng ở Na Uy trong nửa năm và chính quyền địa phương phải lắp những tấm gương khổng lồ trên núi để lấy ánh sáng.

lkmn
Rjukan là một thành phố công nghiệp nhỏ trong vùng Telemark, Na Uy. Nó nằm ở đáy một thung lũng sâu dưới dãy núi Gaustatoppen hùng vĩ. Những sườn núi dốc xunq quanh chặn hoàn toàn ánh sáng trong nửa năm, khiến cộng đồng gồm 3.400 dân sống trong bóng tối liên tục từ tháng 9 tới tháng 3 năm sau. Vào mùa đông, thành phố trở thành một vùng tối tăm và rất lạnh.
okm
Tháng 10/2013, chính quyền thành phố lắp 3 tấm gương khổng lồ trên núi để chúng phản chiếu ánh sáng xuống quảng trường ở trung tâm thành phố.
ịm
Solspeil - tên của hệ thống gương - nằm ở độ cao 450 m so với quảng trường trung tâm của thành phố. Ánh sáng từ 3 gương tập trung ở một khoảng trống có diện tích khoảng 600 m trong quảng trường.
okmn
Một máy tính điều khiển hệ thống gương để chúng di chuyển theo mặt trời, đảm bảo ánh sáng sẽ tụ trên quảng trường cả ngày. Cứ sau 10 giây các gương dịch chuyển một lần.
ụhm
Sam Eyde đã thành lập thành phố Rjukan sau khi xây dựng một nhà máy phân bón trong thung lũng. Ông từng lập kế hoạch đưa ánh sáng về thành phố bằng gương từ 100 năm trước.
plm
Tuy nhiên, Eyde không thể biến ý tưởng thành hiện thực do mặt bằng công nghệ thời bấy giờ. Vì thế công ty của ông lắp đặt hệ thống cáp treo năm 1928 để vận chuyển người dân lên núi. Người dân chỉ phải trả một khoản phí rất nhỏ để sử dụng dịch vụ cáp treo.
Ngày nay hệ thống cáp treo vẫn hoạt động
Ngày nay hệ thống cáp vẫn hoạt động. Nó vận chuyển hàng nghìn người lên núi mỗi năm.
pkm
Martin Andersen, một họa sĩ và cũng là người dân trong thành phố, hồi sinh ý tưởng thắp sáng năm 2005. Ông nảy ra ý tưởng độc đáo sau khi biết tin một sân vận động tại Mỹ dùng gương để cung cấp ánh sáng tự nhiên cho cỏ. Họa sĩ thuyết phục hội đồng thành phố chi ngân sách để ông thiết kế hệ thống gương.
pkm
Chi phí cho dự án lên tới khoảng 851.000 USD. Ngoài ngân sách của hội đồng thành phố, Andersen cũng phải nhận tiền từ Norsk Hydro, công ty do Sam Eyde sáng lập, để hoàn thành dự án.

Cuộc sống tại thị trấn chỉ có một người dân

Người dân duy nhất tại thị trấn Monowi tự thu thuế của bản thân để duy trì hoạt động của 4 cột đèn đường, tự cấp giấy phép bán rượu và biển số ô tô.

18 thành phố hiện đại đáng sống nhất thế giới (kỳ 1)

Ed Glaeser, chuyên gia kinh tế tại Harvard, bình chọn 18 đô thị hiện đại nhất thế giới dựa vào bằng sáng chế bình quân đầu người và chiều cao những tòa nhà chọc trời...

Kim Ngân

Ảnh: EPA

Bạn có thể quan tâm