Bên trong nhà máy tái chế xỉ tro nhiệt điện lớn nhất Việt Nam
Thứ tư, 25/4/2018 06:54 (GMT+7)
06:54 25/4/2018
Nguồn xỉ tro thải từ quá trình vận hành nhà máy nhiệt điện được tái chế thành vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường, tăng giá trị kinh tế.
Theo Bộ Công Thương, hiện cả nước có 23 nhà máy nhiệt điện chạy than. Mỗi năm, 23 nhà máy thải ra môi trường khoảng 12 triệu tấn xỉ tro. Hiện tại xỉ tro chủ yếu được chôn lấp, chưa được tái chế nhiều ở Việt Nam.
Tại Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê (Quảng Ninh), đã có một doanh nghiệp tư nhân đầu tư 250 tỷ đồng xây dựng dây chuyền chế biến xỉ tro thành vật liệu xây dựng theo công nghệ của Nhật Bản.
Xỉ tro được tập kết tại bãi thải của nhà máy nhiệt điện chính là đầu vào cho nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng.
Xỉ tro được phối trộn với một số loại phụ gia.
Sau đó được đưa vào ép thủy lực.
Thành phẩm được phơi khô là có thể xuất xưởng. Theo Bộ Xây dựng, đây là một loại gạch không nung chịu lực tốt, thân thiện với môi trường.
Nhà máy còn đầu tư dây chuyền sản xuất ngói với công nghệ ép tương tự như gạch.
Sau đó ngói được phun sơn tĩnh điện với màu sắc bắt mắt, độ bóng cao.
Sản phẩm ngói từ xỉ tro nhiệt điện được đánh giá có chất lượng không kém các loại ngói được nung bằng đất sét.
Để tạo giá trị gia tăng, nhà máy còn sản xuất sản phẩm gạch lát.
Xỉ tro được phối trộn với đá, phụ gia rồi được ép đóng khuôn, sau đó mang đi mài bóng tạo ra sản phẩm.
Hiện tại dây chuyền nhà máy hoạt động hết công suất, mỗi năm có thể xử lý 200.000 tấn xỉ tro từ Nhà máy nhiệt điện Mạo Khê.
Mỗi năm nhà máy cho ra khoảng 60 triệu viên gạch không nung.
Cùng 4 triệu m2 ngói và 1 triệu m2 gạch lát.
Bộ Công Thương đánh giá đây là nhà máy tái chế xỉ tro lớn nhất Việt Nam hiện tại. Mô hình này đang được khuyến khích nhân rộng để xử lý 12 triệu tấn xỉ tro mỗi năm trên cả nước.
Đồng ý với đề xuất kinh doanh sản phẩm tro bay, một chất thải từ nhà máy điện của Formosa, Bộ Xây dựng lưu ý doanh nghiệp tuân thủ quy định đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.
Dẫn đầu đoàn kiểm tra, Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà yêu cầu ban lãnh đạo nhà máy giấy Lee&Man coi bảo vệ môi trường là tiêu chí phát triển.