Znews
Interactive: 63 Năm thắp sáng đất nước
Project

Với hơn 120 năm xuất hiện tại Việt Nam, ngành Điện đã trải qua nhiều bước thăng trầm cùng lịch sử đất nước và từng bước phát triển đúng với phương châm “đi trước một bước” đáp ứng nhu cầu phát triển của kinh tế và dân sinh.

Trước năm 1954: Đất nước thuộc sự quản lý của chính quyền Pháp
  • Cuối thế kỷ 19: năng lượng điện được người Pháp đưa vào sản xuất và kinh doanh ở Việt Nam.
  • Năm 1894: Hải Phòng là thành phố đầu tiên ở Đông Dương được thắp sáng bằng đèn điện với sự ra đời của Nhà đèn Vườn hoa.
  • Năm 1895: Hà Nội có điện.
  • Năm 1896: Sài Gòn cũng được “thắp sáng”.
  • Tính đến năm 1954: có 3 công ty tư bản độc quyền của Pháp quản lý ngành Điện Việt Nam.

Mục đích sử dụng

Chủ yếu để chiếu sáng đô thị, cung cấp cho bộ máy quản lý hành chính, các công sở của chính quyền thực dân; cũng như phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người châu Âu và bộ máy quan lại người Việt. Tàu điện bắt đầu xuất hiện ở Hà Nội và Sài Gòn làm thay đổi bộ mặt đô thị.

Công nghệ điện

Còn khá thô sơ, lạc hậu và phân bổ cơ sở sản xuất điện không đều do phụ thuộc vào công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp.

Giai đoạn 1954-1975: Khi đất nước chia cắt

Sau khi thực dân Pháp thất bại tại Đông Dương và ký kết Hiệp định Geneva, đất nước chia cắt thành 2 miền Nam và Bắc. Miền Bắc tiến lên xây dựng xã hội chủ nghĩa, chi viện cho miền Nam, đồng thời chiến đấu chống chiến tranh phá hoại. Còn miền Nam đấu tranh chống đế quốc Mỹ xâm lược.

Project
Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé thăm nhà máy điện ở Hà Nội. Ảnh: Trần Nguyên Hợi.

Ngày 21/12/1954, Bác Hồ đã đến thăm và nói chuyện với cán bộ, công nhân viên Nhà Đèn Bờ Hồ và Nhà máy điện Yên Phụ. Bác khen ngợi ngành Điện đã sản xuất điện đều, đảm bảo cho sinh hoạt của người dân trong thời kỳ toàn quốc kháng chiến cũng như lúc giải phóng thủ đô. Đây được coi là sự kiện trọng đại và được chọn làm ngày truyền thống ngành điện Việt Nam

Project
Lễ khánh thành đợt một Nhà máy nhiệt điện Uông Bí năm 1963. Ảnh: Trần Nguyên Hợi.

Năm 1961: tiến hành xây dựng Nhà máy nhiệt điện Uông Bí với sự giúp đỡ của Liên Xô. Lò hơi đốt than trung áp cho công suất 48 MW, đánh dấu sự phát triển công nghiệp của ngành điện Việt Nam.

Project
Che chắn, bảo vệ máy móc, con người ở Nhà máy điện Vinh năm 1966. Ảnh: Trần Nguyên Hợi.

Khi đế quốc Mỹ ném bom phá hoại miền Bắc, ngành điện đã chiến đấu với tinh thần “quyết tử để giữ vững dòng điện của Tổ Quốc”. Các công trình, cơ sở hạ tầng ngành điện được giữ vững và bảo vệ.

MIỀN BẮC
MIỀN NAM

Ngành điện tập trung phục hồi và khai thác hiệu quả các nhà máy điện cũ mà thực dân Pháp bỏ lại; đồng thời xây dựng các nguồn điện mới, lưới truyền tải và phân phối điện, đảm bảo cung cấp điện cho sự nghiệp xây dựng đất nước.

Điện đến từ các cơ sở của Pháp ở Sài Gòn. Một số nhà máy được xây dựng thêm hoặc mở rộng như Thủy điện Suối Vàng, Thủy điện Đa Nhim, Nhiệt điện Thủ Đức, Nhiệt điện Cần Thơ va các cụm phát điện diesel.

Miền Bắc tập trung khai thác nhiệt điện đốt than và diesel với tổng công suất là 451 MW. Lưới truyền tải điện có cấp điện áp từ 35 đến 110 kV; lưới phân phối có cấp điện từ 10 kV trở xuống.

Năm 1975, tổng công suất lắp đặt nguồn điện đạt 801,3 MW. Lưới truyền tải có điện áp 66 kV, 230 kV; lưới phân phối có cấp điện áp từ 15 kV trở xuống.

Điện phục vụ những nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế và quốc phòng, từng bước đáp ứng cho các nhu cầu của nông nghiệp và dân sinh.

Project

Điện chủ yếu phục vụ mục đích quân sự, nhu cầu sinh hoạt của bộ máy cầm quyền và chiếu sáng các đô thị lớn.

Project
Giai đoạn 1975-1995: Đất nước thống nhất, xây dựng và phát triển ngành Điện thống nhất theo Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia (Tổng sơ đồ)

Sau khi hòa bình lập lại, ngành Điện được tổ chức thống nhất với các Công ty Điện lực ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam.

Bộ máy mới quản lý theo hướng chuyên môn hóa với các hoạt động:

  • Quy hoạch, khảo sát thiết kế, xây dựng truyền tải, phân phối, sản xuất thiết bị điện.
  • Xây dựng quy trình, quy phạm tiên tiến của ngành Điện.
  • Đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Ngành Điện từng bước thực hiện mục tiêu: “Điện đi trước một bước” đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và dân sinh.

Từng bước đưa điện về nông thôn, miền núi và phủ trên 90% huyện và trên 60% số xã trong cả nước.

Đơn vị: Tỷ kWh
Sản lượng điện tăng trưởng 5 lần trong giai đoạn 1975-1995
Công trình đáng tự hào và mang tính biểu tượng:
Project
Đại biểu các ngành, nhân dân và cán bộ công nhân viên công trường xây dựng Thủy điện Hòa Bình trong ngày hội ngăn sông Đà đợt 2 (thị xã Hòa Bình, 1986). Ảnh: Trần Nguyên Hợi.

Thủy điện Hòa Bình nổi tiếng được khởi công vào ngày 6/11/1979 dưới sự hỗ trợ của Liên Xô (cũ). Nhà máy khánh thành năm 1994, có 8 tổ máy trong lòng đất cho tổng công suất 1.920 MW. Sản lượng điện hàng năm là 8,16 tỷ kWh.

Project
Đường dây 500 kV mạch 1. Ảnh: Ngọc Cảnh.

Đường dây 500 kV Bắc - Nam dài 1.487 km từ Hòa Bình đến TP.HCM được khởi công năm 1992 và được thực hiện trong 2 năm. Đây là đường dây truyền tải điện cao áp, với tính chất phức tạp, thi công trên mọi địa bàn khó khăn. Mục đích là liên kết hệ thống điện của cả nước, chấm dứt tình trạng thiếu điện ở miền Trung và miền Nam, thừa điện ở miền Bắc.

Thời kỳ 1995-nay: Ngành Điện đồng hành với thời kỳ đổi mới, công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước

Năm 1995: thành lập Tổng công ty Điện lực Việt Nam.

Năm 2006: chuyển thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam với mô hình quản trị mới, phương thức sản xuất kinh doanh, ứng dụng khoa học kỹ thuật ngày càng hiện đại, phát triển…

Năm 2014: Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cung cấp đủ điện cho nền kinh tế và xã hội, lần đầu tiên đã có điện dự phòng.

EVN tập trung sản xuất kinh doanh điện, đầu tư phát triển nguồn và lưới điện để đáp ứng nhu cầu điện của nền kinh tế và đời sống xã hội.

Trong thời gian này, nhiều công trình điện lớn của cả nước được xây dựng như Thủy điện Sơn La, Thủy điện Lai Châu, Trung tâm Điện lực Phú Mỹ, Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân, Trung tâm Điện lực Duyên Hải...

Công trình thủy điện Sơn La
Năm 2017

Sản lượng điện thương phẩm ước đạt trên 174 tỷ kWh. Tổng công suất lắp đặt của hệ thống điện Quốc gia đã lên tới trên 45.000 MW. Đây là bước tiến vượt bậc so với sản lượng 53 triệu kWh và công suất 31 MW vào năm 1954 ở miền Bắc.

Project

Chương trình điện khí hóa nông thôn thu được những bước tiến tích cực, đưa điện lưới quốc gia về tới 99,98% số xã, 98,83% số hộ dân nông thôn.

Project

Hệ thống điện quốc gia là một thể thống nhất với các nhà máy điện, lưới điện truyền tải, lưới điện phân phối trải khắp các miền của đất nước, với tổng chiều dài hệ thống lưới điện 500-220-110 kV gần 45.000 km.

EVN đã tiếp tục tiếp nhận quản lý cấp điện tại các huyện đảo Trường Sa và Cồn Cỏ, nâng tổng số lên 11/12 huyện đảo được cấp điện, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực nông thôn, miền núi, hải đảo và xóa đói, giảm nghèo - một thành tựu mà không nhiều quốc gia trên thế giới đạt được…

Project