Znews
Special Longform: Những người hùng thầm lặng với 'huy chương' lấm bẩn
L
o
a
d
i
n
g
.
.
.

Có người hùng khoác áo choàng, và có cả những người hùng lặng thầm lăn lộn ở nhà hoang để cứu một đứa trẻ, giữ đường sá tinh tươm từ khi phố thị chưa xuống đèn, hay bảo vệ từng tấc rừng vàng trong tà áo đầy đất cát.

Không phải người hùng nào cũng cần sự công nhận. Những vết bẩn dây vào quần áo với họ đã là tấm “huân chương” không lời, minh chứng cho nỗ lực lớn lao mà lặng thầm. Với anh Khoa, mẹ Hương hay chị Gái, lấm lem bụi bẩn có nề gì so với những gì họ đã, đang và cố xây đắp để mang lại một cuộc sống tốt đẹp hơn.

B ắt đầu công việc từ tờ mờ sáng, bạn đồng hành lặng lẽ của anh Nguyễn Đăng Khoa là hàng nghìn hecta rừng ngập mặn cùng trọng trách bảo vệ rừng tại Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau. Công việc đầy rẫy vất vả, dầm sương dãi nắng, lấm lem bùn đất nhựa cây, nhưng anh Khoa chưa một lần có ý định bỏ cuộc.

17 năm gắn bó với mảnh rừng cũng là ngần ấy năm anh canh cánh giữa trách nhiệm với đất nước và gia đình. Vì đặc thù công việc của lực lượng chuyên trách bảo vệ rừng, mỗi tháng các anh phải dành ra ít nhất 20 ngày xa nhà. Mọi công việc quán xuyến nhà cửa đẩy về phía vợ anh - chị Nguyễn Thu Tám. Không ít hôm bão bùng giật mái tôn của căn nhà đơn sơ, một mình chị Tám và các con bảo ban nhau, chỉ mong anh cố giữ sức khỏe và an tâm bảo vệ mảnh rừng quê hương.

Rời cánh rừng ngập mặn ở tận cùng đất nước, một câu chuyện cảm động khác được viết nên từ mùa hè năm 1990, trong cái nắng gắt của Sài thành. Đó là câu chuyện của người hùng 16 tuổi Giáp Thị Sông Hương. Năm ấy, cô gái trẻ “lặn ngụp” trong những bãi rác với quần áo lấm bẩn, mồ hôi ướt đẫm để lượm ve chai. Đó là một ngày đặc biệt, ngày cô vô tình gặp em bé bị bỏ rơi trong bãi rác và bắt đầu nhen nhóm khát khao cho các em một mái ấm đúng nghĩa.

Dành cả tuổi xuân, sức khỏe, tài chính, tình yêu thương, thậm chí quên cả gia đình mình, sự hy sinh thầm lặng mà bền bỉ của cô Hương đã giúp hàng trăm đứa trẻ bơ vơ được cơ hội cảm nhận sự ấm áp và tình thương của cuộc đời. Suốt 32 năm, cô Giáp Thị Sông Hương được các con mến thương gọi “Mẹ Hương”, còn hành trình tử tế của người phụ nữ ấy vẫn bền bỉ không cần bất kỳ danh xưng hay một lần chỉ mặt, điểm tên.

Hay như chị Lê Thị Gái tròn 28 năm với từng nhát chổi tre khi mờ sương sớm cho đến khi đường phố rạng đèn. Mọi lấm lem, bụi bẩn trên áo quần đổi lại góc phố sạch sẽ với chị đều xứng đáng. Nỗi cực nhọc của nghề nhân viên môi trường có lẽ nhiều người đã nói đến: Nắng mưa bão giông vẫn bám lấy những con đường, ngày mưa đường ngập, ngày lạnh tay chân tê buốt, ngày làm khuya sợ người say xỉn tông trúng. Dẫu vậy, cô công nhân môi trường ấy vẫn tìm thấy động lực từ những niềm vui nho nhỏ thường ngày như phút giây trò chuyện rôm rả với đồng nghiệp, hay đơn giản là nhìn thấy một em bé nhặt rác bỏ vào thùng để giữ đường phố luôn sạch đẹp.

Những hy sinh của anh Khoa, mẹ Hương, chị Gái hay hàng nghìn người hùng thầm lặng ấy ít khi được nhắc đến. Trong một bức tranh chung, họ như những mảnh ghép rất nhỏ bé - đôi khi vô hình, chuyên tâm hoàn thành nhiệm vụ của mình. Tuy vậy, nếu khuyết đi những mảnh ghép đó, bức tranh sẽ thiếu mất những sắc trầm cần thiết để tạo nên gam màu của sự sáng tươi, sạch sẽ, an toàn và tình yêu thương mà mọi người đang tận hưởng.

D ù thường xuyên vắng mặt ở nhà, anh Khoa và những lấm bẩn ý nghĩa từ công việc của người cán bộ chuyên trách bảo vệ rừng vẫn luôn là “thần tượng” trong lòng cậu con trai 14 tuổi Nguyễn Duy Khôi.

Ở nhà, Duy Khôi xung phong giúp mẹ những việc nặng, chủ động trông em, thích thú trồng cây mặc vết lấm bẩn. “Con hay khoe với bạn về công việc bảo vệ rừng của ba. Sau này con muốn làm nghề giống ba con, để bảo vệ quê hương mình”, Duy Khôi phấn khởi.

Cũng là người hùng nhưng không ít lần, sự bao dung cao cả của mẹ Hương và Mái ấm Hoa Hồng bị người đời đặt dấu chấm hỏi “Có khùng không mà toàn làm những chuyện lạ kỳ?”.

Hương “khùng” cũng là cái tên mà ban đầu mọi người đặt cho mẹ, vì những quyết định táo bạo mà ít ai dám nghĩ, thậm chí dám làm và bền bỉ duy trì suốt hơn 30 năm như vậy.

Hơn 32 năm nuôi nấng những đứa con không máu mủ ruột thịt, mẹ Hương thấy nhiều niềm vui hơn nỗi buồn. Có lẽ với mẹ, niềm vui chỉ đơn giản là mỗi chiều đi về có các con ùa ra đón.

Nhưng với những đứa trẻ ở mái ấm, mẹ Hương là người cho chúng một cuộc đời mới, nơi các con được nuôi nấng và đón nhận mọi tình thương như bao đứa trẻ có gia đình trọn vẹn khác.

N ăm mới gần kề, trong căn nhà nhỏ nơi đất mũi, gia đình anh Khoa có chung niềm mong mỏi cho năm mới là cả nhà luôn khoẻ mạnh, bình an và có nhiều thời gian bên nhau. Với chị Gái, đó là ước muốn mỗi người dân có ý thức giữ gìn môi trường hơn. Trong Mái ấm Hoa Hồng, mẹ Hương vẫn không mưu cầu điều gì cho riêng mình, chỉ mong các con luôn khỏe mạnh, và không còn đứa trẻ nào bị bỏ rơi.

Giữ rừng, quét dọn đường phố hay cưu mang trẻ cơ nhỡ, những người hùng vẫn làm việc miệt mài mà lặng thầm. Dù trong hành trình đó có hiểm nguy, khó nhọc hay lấm lem bùn cát, những anh hùng trong lòng mỗi người vẫn chưa từng dừng lại mong muốn tạo ra nhiều giá trị tích cực, mang đến cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.

Có những lấm bẩn vì cộng đồng để ta thêm biết ơn những hy sinh thầm lặng. Ngày Tết đến, song thoáng buồn trong chị Gái khi chỉ một năm nữa chị sẽ đến tuổi nghỉ hưu. Hành trình làm đẹp cho đường phố của cô nhân viên môi trường có lẽ sắp đến lúc dừng lại, cũng lặng lẽ như cách chị âm thầm chăm sóc cuộc sống hàng chục năm nay.

Chưa từng mong cầu một sự công nhận hay gọi tên, nhưng những người hùng xứng đáng có được sự trân trọng và biết ơn cho nỗ lực bền bỉ của họ trong suốt cuộc đời. Biết ơn hóa hành động, mùa Tết này, OMO đồng hành mang đến cơ hội để mọi người tỏ lòng biết ơn những người hùng thầm lặng trong cuộc sống.

Để lan tỏa những chiến tích “lấm bẩn” đầy tự hào của hàng nghìn anh hùng giấu mặt, trong khuôn khổ chương trình “Biết ơn hóa hành động - Lấm bẩn thêm tự hào” do OMO tổ chức, độc giả có thể chia sẻ những câu chuyện, hình ảnh dung dị nhưng đầy ý nghĩa tại đây thông qua hình thức chụp ảnh, vẽ tranh. Nếu tự tin với tài thiết kế, bạn có thể biến hóa chiếc áo dài Tết OMO bằng những vết lấm lem, họa tiết dễ thương để thể hiện sự biết ơn đối với người hùng thầm lặng này.

Mỗi bài dự thi hợp lệ sẽ đóng góp 5.000 đồng vào hành trình tôn vinh những vết lấm bẩn tự hào của OMO trong mùa Tết Quý Mão 2023. Số tiền được dùng để trao tặng cây quý cho Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, đồng thời mang Tết về cho cán bộ kiểm lâm, lực lượng chức năng bảo vệ rừng, trẻ em tại Mái ấm Hoa Hồng cùng các nhân viên vệ sinh đường phố tại TP.HCM.

Bên cạnh đó, với mỗi bài dự thi hợp lệ, độc giả có 3 cơ hội quay thưởng may mắn để nhận những phần quà giá trị. Bên cạnh các giải đặc biệt là 5 tủ lạnh Panasonic và 5 máy giặt Panasonic, thí sinh còn có cơ hội nhận giải phụ gồm 100 hộp quà “lấm bẩn tự hào” và 10.000 thẻ cào điện thoại. Ngoài ra, khi tham gia bình chọn cho bài dự thi yêu thích, bạn cũng có cơ hội nhận voucher Got it trị giá 1 triệu đồng cho phần giải bình chọn may mắn. Kết quả bình chọn sẽ được tổng kết vào ngày 31/12 và công bố vào ngày 7/1/2023 trên trang fanpage OMO.

Hành trình ngại gì lấm bẩn của OMO và cộng đồng vẫn đang tiếp tục. Bên cạnh những món quà tinh thần, việc cùng hành động để tỏ lòng tri ân sẽ là món quà chân thành dành cho những người hùng thầm lặng luôn góp sức vì cộng đồng, để mùa Tết mới ý nghĩa và hạnh phúc hơn.

Biên tập: Giang Nghiên Dương
Đồ họa: Tấn Lợi